Thị trường lao động tại Việt Nam - Số liệu và thông kê năm 2024
Khởi động đầu năm 2024, thị trường lao động Việt Nam dù còn vướng nhiều khó khăn song vẫn nhận được nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực từ nền kinh tế. Khi tham gia vào nhiều nền kinh tế khác nhau trên toàn cầu và tốc độ phát triển nhanh chóng, Việt Nam dần khẳng định vị thế của mình trên thế giới khi thu hút nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường.
Để hiểu hơn về thị trường này, dưới đây là góc nhìn tổng quan về cả cơ hội và thách thức cũng như đi sâu vào tình hình việc làm tại Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của nó.
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường lao động tại Việt Nam
Tổng quan về thị trường lao động tại Việt Nam
Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển bậc nhất Đông Nam Á với nhiều cơ hội rộng mở nhưng cũng vô số thách thức. Với dân số đang tiến gần mốc 100 triệu người và tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động đạt 76% (cập nhật năm 2023), thị trường chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với sự đa dạng của lực lượng lao động trẻ. Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với khoảng 2 phần 3 dân số trong độ tuổi lao động (14-60 tuổi). Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể của lượng dân số già đang đặt ra nhiều câu hỏi về sự ổn định bền vững cho lực lượng lao động trong tương lai.
Trước đây, lực lượng lao động tại Việt Nam tập trung chủ yếu tại các ngành như nông nghiệp và dịch vụ, và một ít ở ngành công nghiệp. Điều này dần thay đổi do quá trình số hoá và phát triển công nghiệp - đây cũng là động lực chính dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tìm kiếm lao động chuyên môn và cân bằng việc làm giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn.
Chính phủ đang nỗ lực giải quyết các thách thức này thông qua việc cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động, cùng lúc đó, vẫn thu hút và giữ chân lao động có trình độ chuyên môn cao. Các chính sách phúc lợi xã hội và luật Lao Động cũng dần điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi và điều kiện làm việc hợp lý cho người lao động. Hình thành và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường lao động đóng góp một phần quan trọng trong việc định hình tương lai của đất nước.
Thị trường lao động Việt đối mặt với thách thức lẫn cơ hội trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước
>>> Tìm hiểu thêm: Expat salary in Vietnam
Các chỉ số kinh tế năm 2024
Dưới đây là một vài chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024. Các chỉ số này giúp doanh nghiệp nắm bắt khái quát tình hình kinh tế hiện tại của Việt Nam để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho mình.
Tăng trưởng GDP
Trong quý I/2024, GDP của Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tăng trưởng khả quan, ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này nhờ vào ngành dịch vụ, đóng góp 52,23%, theo sau là ngành công nghiệp và xây dựng với 41,68% và nông, lâm, ngư nghiệp 6,09%.
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, với giá trị gia tăng của tất cả các ngành tăng 6,18% trong quý I/2024. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc là 6,98% cho thấy tầm quan trọng của ngành này đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh
Bất chấp biến động, bức tranh doanh nghiệp Việt Nam trong quý I/2024 đã chứng kiến những xu hướng tích cực. Khi số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng vọt 64,3% đạt khoảng 14,1 nghìn doanh nghiệp, thì lượng doanh nghiệp phục hồi hoạt động giảm đáng kể, cho thấy các doanh nghiệp đang dần thận trọng hơn trong các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp giải thể giảm 19,6% cũng phần nào phản ảnh sự hiểu quả trong nỗ lực ổn định hoạt động kinh doanh.
Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ thể hiện được khả năng bền bỉ khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng trong giai đoạn này. Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2% so với năm ngoái, thu về 1,537.6 nghìn tỷ VND. Đặc biệt, các dịch vụ vận tải và hoạt động viễn thông ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kể, tiếp tục góp phần vào hiệu quả hoạt động của ngành.
Đầu tư
Các hoạt động đầu tư trong đầu năm 2024 vẫn đang trên đà tăng trưởng tích cực, với tổng vốn đầu tư xã hội đạt 613,9 nghìn VND, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng cho thấy xu hướng đáng mừng khi thu hút được gần 6,17 tỷ USD. Điều này phản ánh sự tín nhiệm bền vững của nhà đầu tư quốc tế với thị trường nội địa.
Nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều thay đổi tích cực trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2024
Thống kê về lực lượng lao động
Thành phần cốt lõi thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì không thể thiếu được lực lượng lao động. Họ đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng và ổn định của một quốc gia. Dù thị trường ghi nhận một số dấu hiệu tích cực, Thống kê lực lượng lao động Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn đòi hỏi phải có chiến lược phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn cho tương lai.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trên 15 tuổi
Trong quý I/2024, lực lượng lao động Việt (từ 15 tuổi trở lên) đạt khoảng 52,4 triệu người, giảm nhẹ so với quý trước nhưng tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm nhẹ xuống 68,5% nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Cụ thể là:
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới là 74,7% cao hơn so với nữ là 62,6%
- Khu vực thành thị có tỷ lệ tham gia là 66,1%, con số ở nông thôn thấp hơn - chênh 3.9 điểm phần trăm.
- Nhóm độ tuổi 15-24 tuổi và 55 tuổi trở lên là nhóm có sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Tỷ lệ lao động giữa có và không có trình độ chuyên môn
Tính đến quý I/2024, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn đạt 27,8%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lao động không qua đào tạo chuyên môn là 37,8 triệu người. Đây cũng là thách thức lớn trong việc năng cao trình độ chuyên môn có kỹ năng cho lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Dù tỷ lệ thất nghiệp giảm so với quý trước, nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,24%. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người lao động trẻ (15-24 tuổi) có dấu hiệu tăng, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, tình trạng “khan hiếm việc" trong nhóm độ tuổi lao động vẫn tiếp tục gia tăng so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt sau Tết Nguyên Đán.
Tình hình thị trường lao động
Thị trường lao động tại Việt Nam luôn được biết đến với sự năng động và phát triển không ngừng, với các biến động trong các ngành khác nhau.
Các ngành công nghiệp phổ biến
Trong quý I/2024, ngành công nghiệp tại Việt Nam có những diễn biến tích cực, đặc biệt một số ngành HOT thu hút nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư cũng như người lao động. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, một số ngành đang vươn lên mạnh mẽ:
- Ngành chế biến thực phẩm: Tăng 1,8% so với quý trước, nhờ vào nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ổn định
- Ngành chế tạo thiết bị điện, sản xuất da và các sản phẩm liên quan: Tăng 1,6% so với quý trước, cho thấy sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo.
Nguồn nhân sự tại Hà Nội tương đối lớn và đa dạng trên đa ngành và lĩnh vực, chủ yếu tập trung vào thương mại, dịch vụ, chế tạo, dệt may, giày dép, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Tại TP. Hồ Chí Minh, lực lượng lao động chủ yếu trong những ngành chủ chốt thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng.
Lao động tại TP. Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu ở ngành thương mại-dịch vụ và công nghiệp-xây dựng.
Xu hướng lao động phi chính thức
Xu hướng làm việc phi chính thức có thể còn lạ lẫm, nhưng khi nhắc đến “freelancer” thì chắc hẳn không còn gì xa lạ với phần lớn người lao động. Hiện hình thức làm việc này đang ngày càng phổ biến trong giới công sở. Theo cuộc khảo sát của một doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp nhân sự toàn diện, tính đến năm 2022, có đến 53% người lao động có trình độ chuyên môn tham gia vào nền kinh tế chia sẻ, bao gồm freelancer. Điều này bao gồm 14% freelancer toàn thời gian, 26% bán thời gian và 13% tham gia cả hai.
Người người nhà nhà dần chuyển qua làm việc tự do bởi tính linh hoạt về giờ và địa điểm làm việc. Tuy nhiên, hình thức làm việc này không đảm bảo được tính ổn định, nhưng nó mang lại cơ hội để tăng thu nhập. Freelancer thường thuộc các lĩnh vực khác nhau như viết, thiết kế đồ hoạ, lập trình, marketing, dịch thuật và các ngành khác. Điều này mang lại nhiều cơ hội cho cá nhân theo đuổi đam mê và phát triển cùng phát huy được khả năng của mình.
Tuy nhiên, làm việc tự do cũng có những cái bất cập như sự không ổn định trong công việc, cạnh tranh khốc liệt và kỹ năng tự quản lý. Bên cạnh đó, các freelancer phải tự lo các khoản bảo hiểm và phúc lợi xã hội bởi họ không có công ty hỗ trợ thực hiện các khoản đóng này.
Làm việc tự do trở thành xu hướng của giới công sở trẻ tại Việt Nam
Ảnh hưởng của COVID-19 lên các ngành
Đại dịch COVID-19 gây nhiều tác động và thách thức đáng kể lên thị trường lao động Việt Nam, nhưng nó lại là cơ hội kích thích sự đổi mới và phát triển trong tương lai. Ban đầu, đại dịch khiến cho nhiều doanh nghiệp dù đã cố gắng cầm cự nhưng buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm quy mô sản xuất dẫn đến làn sóng “mất việc" diễn ra cực mạnh mẽ. Tình trạng này mau chóng được khắc phục nhờ vào các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả đi cùng với các gói kích thích kinh tế.
- Một số ngành như du lịch khách sạn, dịch vụ ăn uống, du lịch giải trí, bất động sản, vận tải và logistics tiếp tục chịu nhiều thách thức do tác động kéo dài của đại dịch. Trong khi đó, các ngành như chế tạo, nông nghiệp và các dịch vụ trực tuyến như giáo dục, công nghệ thông tin có khả năng phục hồi nhanh chóng.
- Đối với người lao động, đại dịch đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt với lao động tạm thời hoặc làm việc tại các ngành buộc phải đóng cửa hoặc hạn chế. Nhiều lao động cũng chuyển từ công việc chính thức sang làm việc tự do để kiếm thêm thu nhập trong giai đoạn khó khăn này.
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19
Thu nhập bình quân của lao động Việt
Chi phí lao động tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều quốc gia phát triển. Điều này giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp đang tìm nguồn nhân lực hiệu quả về chi phí. Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nơi đây và sự gia tăng trong tính cạnh tranh trong việc thu hút lao động có chuyên môn, chi phí lao động dần tăng theo.
- Thu nhập chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn vẫn còn rõ rệt. Lao động thành thị có mức thu nhập bình quân hàng tháng là 9,6 triệu VND, trong khi tại nông thôn là 7,6 triệu VND. Khoảng cách rõ rệt này còn là trở ngại đối với việc thúc đẩy sự cân bằng và bền vững của thị trường lao động.
- Kỹ năng chuyên môn và đào tạo: Chỉ 27,8 % lực lượng lao động có bằng cấp đại học hoặc chính chỉ nghề, vậy là tận 38,7 triệu lao động không được đào tạo chính quy. Chứng tỏ lao động Việt đang cần được đầu tư nâng cao kỹ năng chuyên môn và cung cấp cơ hội đào tạo nhằm tăng cường năng suất và thu nhập ở mọi lĩnh vực.
- Sự thống trị của ngành dịch vụ: Dù chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tỷ lệ việc làm với 40%, lao động trong ngành này chỉ có mức thu nhập bình quân hàng tháng là 7,3 triệu VND. Ngược lại, công nghiệp và xây dựng nhận được mức thu nhập bình quân cao hơn đáng kể, ở mức 8,4 triệu VND. Sự chênh lệch này thể hiện sự đa dạng về thu nhập ở các ngành khác nhau.
Sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực, ngành nghề, trình độ ở Việt Nam
Chính sách trong thị trường lao động Việt Nam
Chính sách trong thị trường lao động tại Việt Nam bao quát nhiều mặt nhằm bảo vệ và hỗ trợ người lao động.
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
Các chính sách này bao gồm Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp. Quyền lợi của Bảo hiểm xã hội bao gồm các ngày nghỉ phép do ốm đau, trợ cấp thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động, trợ cấp hưu trí, v.v. Ngoài ra, người lao động có quyền rút Bảo hiểm xã hội trong một lần nếu họ không muốn tiếp tục đóng phí. Đối với Bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng trợ cấp khi thất nghiệp, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm và tham gia chương trình đào tạo nghề nghiệp. Những chính sách này nhằm bảo vệ và hỗ trợ người lao động trong hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đảm bảo duy trì kế sinh nhai ổn định.
Chương trình đào tạo kỹ năng
Các chính sách đào tạo lao động tại Việt Nam đảm bảo rằng người lao động được đào tạo đầy đủ để hoàn thành công việc một cách hiệu quả và được trang bị đầy đủ thiết bị và điều kiện làm việc cần thiết. Người lao động có quyền tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc và nghề nghiệp mà không bị phân biệt đối xử hay quấy rối. Họ cũng nhận được mức lương xứng đáng với kỹ năng và hưởng các điều kiện bảo vệ lao động, vệ sinh, an toàn trong môi trường làm việc cùng các chế độ nghỉ phép và phúc lợi khác.
Hợp đồng xuất khẩu lao động
Lao động Việt làm việc tại nước ngoài có các quyền lợi như sau:
- Được cung cấp thông tin về pháp luật và chính sách của cả Việt Nam và ở nước sở tại.
- Được tư vấn và hỗ trợ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng lao động.
- Có quyền hưởng các lợi ích như lương, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các điều khoản khác liên quan trong hợp đồng.
- Được bảo vệ và đảm bảo quyền lợi pháp lý khi làm việc ở nước ngoài.
- Có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp như bị cưỡng bức lao động hoặc nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ hay bị quấy rối tình dục.
- Có thể hưởng các chính sách hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm của người Việt tại nước ngoài theo pháp luật quy định.
- Miễn đóng bảo hiểm xã hội kép hoặc thuế thu nhập cá nhân ở cả Việt Nam và nước sở tại nếu có thoả thuận tương ứng.
- Có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện khi phát hiện các vi phạm pháp luật lao động.
- Được tư vấn, hỗ trợ khi trở về Việt Nam như việc làm hoặc khởi nghiệp, tham gia các dịch vụ tư vấn tâm lý - xã hội.
>>> Tìm hiểu thêm: Vietnam Labour Law
Lao động Việt di cư được pháp luật bảo vệ, hưởng các quyền lợi tài chính và dịch vụ hỗ trợ.
Dự đoán chung về thị trường lao động Việt Nam năm tới
Thị trường việc làm tại Việt Nam dự báo sẽ sôi động trở lại, với khoảng 310,000 - 330,000 việc làm mới hằng năm từ năm 2022 đến 2025, tập trung chủ yếu ở các vị trí đã qua đào tạo. Xu hướng cho thấy sự phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, y tế, năng lượng tái tạo, giáo dục, quản lý kinh doanh và ngành nghệ thuật/giải trí.
Dự kiến lực lượng lao động sẽ đạt mức 43 triệu người vào năm 2025, với cơ hội tăng trưởng tiềm năng nhờ hội nhập ASEAN và tích cực tạo thêm việc làm mới. Tuy nhiên, các thách thức vẫn còn tồn tại song song như thất nghiệp và thiếu hụt lao động, đòi hỏi cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chiến lược và các sáng kiến nâng cao kỹ năng cho lao động.
Aniday - Giải pháp tuyển dụng tại Việt Nam
Trong bối cảnh thị trường việc làm tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp ngày càng tìm kiếm các giải pháp hiệu hơn trong việc thu hút và tuyển dụng nhân tài. Các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng như Aniday đóng vai trò then chốt khi cung cấp nền tảng kết nối giữa người tìm việc và nhà tuyển dụng thông qua hệ thống Chat trực tiếp. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian giữa việc nộp hồ sơ và phỏng vấn, từ đó tăng cơ hội cho ứng viên cũng như giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tuyển dụng.
Dù sự phát triển của công nghệ và cạnh tranh trong việc thu hút nhân tài ngày càng khốc liệt trên thị trường sắp tới, Aniday dự sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá quy trình tuyển dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận với ứng viên chất lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Aniday cũng đóng góp vào việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Aniday thuộc top 10 Headhunter hàng đầu Việt Nam
Tóm lại, hiểu biết về thị trường việc làm Việt Nam là điều cần thiết để doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh tăng trưởng của cả nước. Các giải pháp tuyển dụng hiệu quả của Aniday đóng vai trò là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc, hứa hẹn tương lai rộng mở cho việc thu hút nhân tài tại Việt Nam. Hãy cùng thực hiện các giải pháp đổi mới trong việc tối ưu nguồn nhân lực trong nước. Hợp tác với Aniday ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ toàn diện trong quá trình tuyển dụng, hướng đến thành sự phát triển bền vững.
>>> Tìm hiểu thêm: Business opportunities in Vietnam