Phân biệt Headhunter và Recruiter? Headhunter và Recruiter khác nhau như thế nào?

​​​​​​Thế nào được coi là Headhunter?

Headhunter là cụm từ chỉ những người làm trong nhóm ngành nhân sự (HR- Human Resource) chuyên đi săn chất xám, nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng hoặc cho chính công ty mình. Headhunt còn là “phòng nhân sự thuê ngoài” hay  “chuyên viên tuyển dụng cấp cao” được những công ty có nhu cầu tuyển dụng thuê để tìm ứng viên. Tùy thuộc vào đặc thù, thế mạnhcơ cấu công ty, mỗi Headhunt sẽ tập trung vào một phân khúc chuyên sâu của riêng mình.

Quy trình làm việc của một Headhunter bắt đầu bằng việc người quản lý hoặc chuyên viên nhân sự của doanh nghiệp sẽ viết một mô tả công việc và yêu cầu đối với ứng viên cần tìm. Chúng thường bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và mô tả các loại tính cách người sẽ phù hợp với đơn vị của họ. Ngoài đội ngũ nhân sự đông đảo và chuyên nghiệp thì điều làm nên sức mạnh của các công ty Headhunt chính là networkdata base. Các Headhunter luôn có sẵn một cơ sở dữ liệu ứng viên riêng cùng với sự am hiểu về thị trường trong lĩnh vực hoạt động, khi có yêu cầu từ khách hàng, họ sẽ phải định hình sẵn trong đầu những ứng viên tương ứng với vị trí đó, giúp quá trình hỗ trợ khách hàng nhanh nhất và có chất lượng nhất. Nhờ vậy, những Headhunter luôn có được cái nhìn toàn cảnh của sự chuyển tiếp nhân sự trên thị trường và biết chính xác mình cần đến nơi nào để tìm đúng người.

Recruiter là ai?

Recruiter sẽ làm việc trực tiếp cho công ty trong phòng nhân sự hay còn gọi là “nhân sự nội bộ của công ty”. Recruiter hiểu rõ về mọi hoạt động của doanh nghiệp từ sản phẩm, cơ cấu tổ chức, công việc cũng như nhân sự làm việc trong công ty.

Điểm khác biệt giữa Headhunter và Recruiter

Chúng ta thường dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm Headhunter và Recruiter và cho rằng chúng là một. Điểm chung duy nhất của recruiter và headhunter là việc họ tuyển chọn ứng viên cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai vị trí này có sự khác biệt rõ rệt, recruiter sẽ tuyển dụng mọi vị trí có thể, trong khi đó headhunter sẽ săn tìm ứng viên ở những vị trí cấp cao. Thông thường, những vị trí này thường là những vị trí đầu, cấp quản lý, CEO, giám đốc… Thay vì làm việc cho một công ty, các headhunter thường sẽ là những chuyên viên cố vấn độc lập cho nhiều công ty khác nhau cùng một thời điểm, và họ thường sẽ là những chuyên gia tuyển dụng nhân sự trong một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như IT, tài chính – ngân hàng, kỹ thuật… Trong từng lĩnh vực chuyên môn của mình, các chuyên viên phải có những mạng lưới quan hệ rộng rãi giúp họ có thể tìm được những ứng viên phù hợp với những vị trí yêu cầu kỹ năng cao. 

Khác với headhunter, những nhà tuyển dụng trực tiếp làm việc trong công ty sẽ chịu những trách nhiệm khác vấn đề nhân sự, trong khi những người thuộc bên thứ ba chỉ cần tìm kiếm nhân tài phù hợp cho vị trí mà công ty yêu cầu. Điều này sẽ khiến cho phạm vi tuyển dụng của họ rộng hơn, bởi họ có thể thuê những chuyên viên thuộc những lĩnh vực khác.

Recruiter sẽ không có cái nhìn tổng quan như một headhunter. Môi trường làm việc của recruiter là nội bộ công ty nên thường họ sẽ ít quan tâm đến những công ty khác hay những công ty hoạt động trong lĩnh vực khác. Vì vậy, có thể nói tiềm lực data của recruiter hiện tại khó có thể so sánh được với headhunter. Lý do đơn giản vì những ứng viên ở vị trí cấp cao khi nghỉ việc hay muốn tìm một vị trí công việc mới thì họ sẽ liên hệ với headhunter chứ không liên hệ với phòng nhân sự. 

Một việc mà recruiter cũng sẽ không đạt được chính là tốc độ tìm kiếm ứng viên. Do gặp một số giới hạn như data, network nên tốc độ xử lý và tìm kiếm của recruiter cũng bị hạn chế hơn headhunter rất nhiều.

Phân biệt Headhunter / Recruiter

Headhunter

Recruitment

Agency

Client

Hoạt động theo phân khúc ngành

Hoạt động dựa trên yêu cầu của công ty

Chọn lọc ứng viên theo yêu cầu, không đưa ra quyết định cuối

Trực tiếp deal lương và offer cho ứng viên 

Hoa hồng là doanh thu

Hưởng lương cố định

Hệ thống data và network rộng lớn

Chỉ làm việc trong nội bộ công ty 

Hình thức hoạt động: công ty hoặc freelancer

Hình thức hoạt động: phòng ban HR của 1 công ty cụ thể

 

Headhunter và Recruiter đều là những ngành nghề đang nhận được nhiều quan tâm và đón nhận hiện nay, mỗi vị trí đều có những điểm mạnh và bất lợi riêng. Hy vọng qua bài viết trên, chúng ta có thể phân biệt cơ bản hai khái niệm trong ngành Nhân sự cũng như tìm cho mình một định hướng phù hợp với bản thân.