8 câu hỏi ứng viên thường hỏi trong quá trình phỏng vấn mà bạn cần biết
Giống như HR, các ứng viên cũng có nhu cầu đặt những câu hỏi để đánh giá xem liệu công ty, vị trí công việc và người quản lý tuyển dụng có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và nhu cầu cá nhân của họ hay không.
Việc dành thời gian trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại để trả lời chu đáo và rõ ràng các câu hỏi của ứng viên là một trong những cách thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của công ty với ứng viên nhằm thu hút các ứng viên giỏi.
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến mà nhà tuyển dụng nên chuẩn bị để trả lời.
“Mức lương cho vị trí này là bao nhiêu?”
Theo báo cáo Xu hướng Nhân tài Toàn cầu của LinkedIn - tháng 10 năm 2022, các ứng viên xem tiền lương và phúc lợi là ưu tiên hàng đầu của họ. Đừng ngạc nhiên nếu nhà tuyển dụng ngày càng nhận được nhiều câu hỏi hơn về mức lương hoặc thưởng so với trước đây. Chính sách về Thanh toán minh bạch tiền lương không còn được coi là điều cấm kỵ so với trước đây. Các ứng viên ở thời buổi hiện đại đã có tâm lý thoải mái hơn khi hỏi về vấn đề lương thưởng và hoàn toàn mong đợi điều đó được chia sẻ rõ ràng thẳng thắn.
Đảm bảo rằng HR nắm vững mức lương cho vị trí cần tuyển dụng của mình để có thể tự tin chia sẻ với ứng viên khi họ đề cập đến. Một phương pháp hay nhất là chia sẻ một tập hợp con trong phạm vi của bạn để các ứng viên không mong đợi một lời mời làm việc ở đầu phạm vi của bạn. A good best practice is to share a subset of your range so candidates don't expect a job offer to come at the top of your range.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng nên nắm vững nguyên tắc cơ bản về cách thức trả lương của công ty. Điều này giúp HR mạnh dạn thương lượng mức lương tương ứng với những yếu tố đi kèm như trình độ học vấn hoặc số năm kinh nghiệm.
“Chính sách làm việc từ xa của công ty là gì?”
Cũng theo Báo cáo Xu hướng Nhân tài Toàn cầu năm 2022 của LinkedIn, theo sau chế độ đãi ngộ, sự cân bằng và tính linh hoạt trong công việc nằm trong những ưu tiên hàng đầu của ứng viên vào năm 2022. Chính vì làm việc từ xa mang lại cả hai điều đó, các ứng viên sẽ muốn biết chính sách của công ty về vấn đề này và cách người quản lý tuyển dụng áp dụng chính sách này đối với vị trí họ muốn ứng tuyển.
Chia sẻ thẳng thắn với ứng viên cơ hội công việc của bạn là hoàn toàn từ xa (fully remote), ưu tiên từ xa (remote-first), kết hợp từ xa và trực tiếp tại công ty, hay hoàn toàn trực tiếp tại công ty. Nhà tuyển dụng cũng cần phải lưu ý với ứng viên liệu chính sách này có được chính thức hóa hoặc liệu nó có thể bị thay đổi liên tục trong những năm tới hay không. Cung cấp sự minh bạch trong lĩnh vực này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ một cách thực tế về chính sách làm việc để họ không bị hoang mang nếu sau này làm việc tại công ty bạn.
“Công ty cung cấp những cơ hội nào cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai?”
Theo báo cáo Xu hướng Nhân tài Toàn cầu, khả năng thăng tiến và nâng cao kỹ năng nằm trong năm ưu tiên hàng đầu của ứng viên. Tất cả ứng viên đều luôn muốn phát triển trong sự nghiệp vì thế họ muốn biết rõ những cơ hội đó nếu họ gia nhập công ty.
Hãy chuẩn bị để thảo luận về các cơ hội phát triển nhân viên tại tổ chức của bạn, bao gồm đăng kí học trực tuyến, dịch vụ huấn luyện kĩ năng nghề nghiệp và các chương trình cố vấn. Chia sẻ những con đường sự nghiệp khả thi mà ứng viên có thể theo đuổi nếu họ gia nhập công ty. (Con đường sự nghiệp cũng nên được bao gồm trong các bài đăng tuyển dụng để tăng khả năng thu hút ứng viên). Nếu có thể, hãy chia sẻ những câu chuyện thăng tiến trong sự nghiệp của nhân viên để tăng thêm cam kết của công ty đối với sự phát triển nghề nghiệp của họ.
“Bạn sẽ mô tả văn hóa công ty như thế nào?”
Chúng ta đang ở một thị trường định hướng theo ứng viên, mang đến cho người tìm việc nhiều lựa chọn về nơi họ muốn làm việc. Vì thế, các ứng viên muốn biết lý do tại sao họ nên theo đuổi một vai trò cụ thể tại công ty của bạn. Tìm hiểu về văn hóa làm việc công ty giúp ứng viên hiểu rõ cảm giác làm việc tại công ty để họ có thể xác định liệu công ty có phù hợp hay không.
Chia sẻ các giá trị của công ty bạn và cung cấp thông tin chi tiết về cách các giá trị đó thể hiện hàng ngày trong công ty. Ví dụ: các công ty có cái nhìn coi trọng tinh thần đồng đội có thể chia sẻ các hoạt động xây dựng đội nhóm gần đây và nhấn mạnh chương trình công nhận đồng nghiệp.peer-to-peer recognition program.
“Điều bạn thích nhất và ít thích nhất là gì khi làm việc ở đây?”
Đây là một câu hỏi phỏng vấn khá phổ biến khác mà các ứng viên thường đặt ra để thu thập thêm thông tin về văn hóa công ty. Với tư cách là người sử dụng lao động, mọi công ty đều có ưu và nhược điểm nhất định. Các ứng viên muốn xem xét liệu họ có thể dung hòa với những điểm không hoàn hảo của công ty và bên cạnh đó, hưởng lợi từ những điểm mạnh của nó hay không.
Trung thực và minh bạch là chìa khóa để trả lời câu hỏi này một cách hợp lý nhất. Cách nhà tuyển dụng trả lời câu hỏi này góp phần ứng viên xác định xem công ty của bạn có phù hợp với họ hay không. Tung hô quá mức những điểm mạnh hoặc che giấu những điểm yếu— có thể dẫn đến việc khi ứng viên làm việc chính thức tại công ty, họ không nhận được những viễn cảnh giống như kì vọng dẫn đến việc sớm rời bỏ công ty và thay đổi vị trí công việc.
“Đây là vị trí tuyển mới hay tuyển thay thế?”
Các ứng viên luôn muốn biết tại sao vị trí cần tuyển dụng bị bỏ trống và điều đó có thể suy ra điều gì về công ty của bạn. Ví dụ: một vị trí mới có thể có nghĩa là quy mô công ty đang phát triển cần nhu cầu nhân sự mới hoặc nhóm tuyển dụng đang thay đổi trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Ngược lại, tuyển thay thế có thể có nghĩa là một nhân viên đã được thăng chức, nghỉ việc hoặc bị sa thải.
Khi trả lời câu hỏi này, hãy chia sẻ một số bối cảnh cụ thể để ứng viên của bạn hiểu tại sao vị trí đó bị bỏ trống. Ví dụ: nhân viên đảm nhận vị trí đó đã thăng chức hoặc nhắc lại cam kết của công ty đối với sự phát triển nghề nghiệp và sự lưu động nhân sự nội bộ.
“Quá trình tuyển dụng cho vị trí này là như thế nào?”
Mỗi công ty có một quy trình tuyển dụng nhất định vì thế ứng viên mong đợi câu trả lời rõ ràng về quá trình mà họ có thể trải qua tại công ty bạn. Điều này có thể giúp họ chuẩn bị kỹ càng cho những bước sắp tới và sắp xếp thời gian phù hợp.
HR cần cho các ứng viên biết chi tiết cụ thể xung quanh từng giai đoạn trong quy trình tuyển dụng, bao gồm những giấy tờ tài liệu cần thiết, khi nào nó sẽ diễn ra, thời gian kéo dài bao lâu và ai sẽ tham gia, bao gồm mọi thứ từ các cuộc phỏng vấn và đánh giá tiểu sử cá nhân và đối chiếu lại người tham khảo.
Sau đó nhà tuyển dụng cần cố gắng hết sức để bám sát kế hoạch đã thông báo với ứng viên. Nếu HR cần thêm thời gian trước khi chuyển sang bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng, hãy thông báo điều đó với các ứng viên để họ không phải chờ đợi.
“Tôi có khả năng được phỏng vấn tiếp ở vòng trong hay không?”
Hầu hết các ứng viên thường đầu tư nhiều thời gian và công sức thể hiện tốt nhất cho buổi phỏng vấn và vì thế, họ rất háo hức muốn biết về kết quả của buổi phỏng vấn.
Tận dụng cơ hội này để re-confirm các câu trả lời của ứng viên cho từng câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng đã đặt ra để bạn có tất cả thông tin cần thiết nhằm đưa ra đề xuất tương ứng. Nếu ứng viên chưa có đủ kinh nghiệm làm việc phù hợp, bạn nên giải thích lý do và cho phép họ có cơ hội phản hồi. Ngược lại, nếu bạn nghĩ rằng họ rất phù hợp, hãy cho ứng viên biết điều đó nhằm giúp HR giữ các ứng viên đủ điều kiện nhất tham gia vào quá trình tuyển dụng trực tiếp.
Bên cạnh đó, HR cũng có thể lựa chọn hỏi ứng viên xem họ có bất kỳ do dự nào về làm việc tại công ty của bạn hay không. Đây là cơ hội tốt để trả lời các câu hỏi tiếp theo, loại bỏ bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ và giảm bớt tình trạng bỏ ngang của ứng viên.
Kết: Chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến của ứng viên là một trong những con đường giúp nhà tuyển dụng thành công hơn.
Mỗi ứng viên sẽ có mỗi tính cách khác nhau và các câu hỏi phỏng vấn xin việc của họ sẽ phản ánh điều đó. Trong một vài trường hợp, ứng viên sẽ đặt một số câu hỏi mà bạn không biết làm thế nào để trả lời ngay lúc đó, nếu đúng như vậy, hãy cho ứng viên biết bạn sẽ suy nghĩ và đưa ra câu trả lời ngay khi có thể. Phương pháp này giúp bạn tìm hiểu sâu thêm về vị trí cần công việc đồng thời mang lại cho ứng viên những trải nghiệm tuyển dụng chuyên nghiệp.
(Theo LinkedIn)