Kỹ Thuật Headhunting (P2)

 

Xem lại phần 1 tại đây: https://aniday.com/blog/ky-thuat-headhunting-p1-1118

3. Jobsites:

Về jobsite thì hẳn nhiều bạn sẽ là master phần này hơn mình nhiều. Tuy nhiên, mình vẫn xin phép được chia sẻ một vài thông tin mà mình đã thu thập được về jobsite như sau:

Bên cạnh 2 kênh LinkedIn và Facebook tỏ ra là 2 kênh sourcing cực kỳ hiệu quả với nhiều vị trí khác nhau với chi phí 0 đồng, mình chia sẻ thêm một số kênh dùng để hunt nhưng mất phí đó là Vietnamworks và TopCV.

Vietnamworks là một kênh đăng tuyển và sourcing rất quen thuộc với nhiều công ty và nhà tuyển dụng. Trong các gói tuyển dụng của mình, Vietnamworks có cung cấp cho nhà tuyển dụng một lượng credit nhất định. Tại Vietnamworks, các bạn có thể sử dụng dạng boolean đơn giản để search là dấu ngoặc kép " " để tìm kiếm ra những kết quả chính xác hơn.

TopCV là một startup trẻ, nhưng mình đặc biệt dành nhiều cảm tình cho website này. Website khá tiện lợi khi có nút "đang bật tìm việc". Nút này giúp cho nhà tuyển dụng tiếp cận được với các ứng viên có nhu cầu thực và gần nhất một cách tiện lợi hơn. TopCV trẻ nên có vẻ lượng CV ở topCV cũng khá trẻ. Đa số các bạn sinh viên mới ra trường, các bạn đi làm từ 1-3 năm tập trung ở topCV với số lượng vượt trội hơn các đội tượng senior. 

Khi mình còn làm ở công ty cũ, là một công ty về giáo dục, mình có may mắn được tham gia một dự án là đo mức độ hiệu quả của tất cả các kênh tuyển dụng đang nổi trên thị trường, tương ứng với một vài vị trí cụ thể. Kết quả khá bất ngờ với dữ liệu ở công ty này. Mình nói bất ngờ vì jobsite mình nghĩ sẽ dẫn đầu trong danh sách này nhưng lại đứng thứ 2. 

Kết quả các kênh tuyển được người hiệu quả nhất, được tính trên số lượng ứng viên thành công trở thành nhân viên của công ty, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

- Careerlink 

- Vietnamwork (bằng 1/2 của Careerlink)

- Vieclam24h (xấp xỉ của Vietnamwork)

- Mywork

- Timviecnhanh

- Lookjob

Các vị trí được thử nghiệm là: Tư vấn tuyển sinh (telesales), giáo dục đào tạo tổng hợp, kế toán, marketing, IT-mạng, hành chính nhân sự.

Trong đó, các vị trí về TVTS, giáo dục đào tạo chiếm 35% trên tổng số ứng viên thành công.

Kết quả của các jobsite sẽ cho khác nhau với mỗi công ty khác nhau và các vị trí khác nhau. Các thông tin trên đây chỉ mang giá trị tham khảo nhé cả nhà ^^

4. Recruitment Tools:

Mình được anh Kiếm chia sẻ rất bài bản về phần này, tuy nhiên, vì lý do tôn trọng người dạy và cũng là để tiết kiệm thời gian cho các bạn, mình sẽ đi vào trọng tâm các tools mình hay dùng và mang lại hiệu quả thôi nhé ^^

- Tạo nguồn dữ liệu đẹp:

Thông thường các công ty sẽ đăng tuyển và chờ ứng viên gửi email ứng tuyển, thao tác này khiến cho nhà tuyển dụng buộc phải nhập data 1 lần nữa. Đứng trên nhu cầu này, mình có một giải pháp để giải quyết bài toán này là dùng google form. Ứng viên sẽ đăng ký và gửi CV theo 1 google form có sẵn. Mọi thông tin sẽ được tự động ghi nhận vào file google sheet mà các recruiter của mình không cần phải nhọc công điền lại data.

Tuy nhiên, Google Form nhìn có vẻ đơn sơ và chưa được đẹp về mặt thẩm mĩ cho lắm, đôi khi có thể bị đánh giá là không chuyên nghiệp ;)

Vậy mình được giới thiệu một trang typeform.com, trang này có theme đẹp, xác định được nguồn ứng viên apply. Tuy nhiên, trang này lại có tính phí, mình sẽ mất đâu đó khoảng 20$/tháng.

- Sourcing:

Tiếp nối phần Boolean, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về 1 trang có thể giúp mình tạo được chuỗi boolean với từ khóa có sẵn, cái này giúp mình khỏi phải nghĩ nhiều :)) 

Trang mình hay dùng nhất là Hiretual.com. Với trang này, bạn có thể dùng dưới dạng free. Mình nghĩ giao diện của Hiretual khá thân thiện và dễ sử dụng, nên các bạn có thể lên trải nghiệm thử nhé. 

Sau khi bạn tạo được 1 chuỗi boolean từ Hiretual rồi, bạn có thể search bằng chuỗi này qua google, hoặc paste nó vào LinkedIn. Hồi trước trên Hiretual có hỗ trợ search trên LinkedIn luôn, nhưng trong thời gian gần đây thì nó bị chặn mất rồi.

Kinh nghiệm của việc sử dụng Hiretual là không nên dùng nhiều từ khóa quá phức tạp để tìm ứng viên. Mỗi khi các bạn đưa ra 1 từ khóa, bạn dò lại xem gợi í từ Hiretual đã đúng như bạn mong muốn chưa và có thể xóa bớt đi một vài gợi ý không liên quan lắm. Điều này sẽ giúp bạn có được một kết quả chính xác hơn.

- Một vài tool tiện ích khác:

+ Thebalance.com và Resource.workable.com: đây là nguồn tham khảo được các JD và các kỹ năng liên quan đến từng vị trí nhất định

+ Grammarly.com: đây là trang giúp bạn sửa lỗi tiếng Anh, bạn được dùng free trong vòng 2 tuần/người.

+ Talenttoday.com, learnabilityquotion: đây là 2 trang được đề xuất để test các kỹ năng, tính cách của ứng viên, nhân viên trong công ty, tuy nhiên nó cũng có giá trị tham khảo cho các công ty đang muốn xây dựng bài test cho nhân viên của mình. Thực ra, mình vẫn đánh giá cao việc đánh giá ứng viên qua bài test thể hiện các công việc mà ứng viên đó sẽ làm hơn. Đa phần, các công ty và cả ứng viên sẽ không đủ kiên nhẫn để test và phỏng vấn thật nhiều vòng như Google áp dụng và mong muốn hướng đến (nếu ai đã đọc Work Rules! Insights from inside Google that will transform How You live and Lead [Work Rules- Quy tắc của Google). Vậy nên, việc đánh giá luôn vào kỹ năng công việc đó cần và kiểm tra lại kỹ năng và tính cách một lần nữa tại vòng phỏng vấn tiếp theo, sẽ là đủ hiệu quả.

+ Canva, behance.net: Đây là 2 trang web hỗ trợ thiết kế. Canva sẽ cho các bạn các template để thiết kế từ poster, slide thuyết trình đến các name card, thư mời. Behance.net như một thư việc ảnh cho bạn tha hồ lựa chọn. Ở Behance, bạn sẽ tìm được các bức ảnh có cùng 1 concept, việc đưa các bức ảnh cùng concept vào 1 thiết kế của bạn sẽ giúp cho phần thiết kế của mình có tính liên kết và uyển chuyển hơn.

Nguồn: Ms.Trang Trần (https://www.linkedin.com/in/charlietrangtran/)