Developer là gì? Kiến thức cơ bản về Developer

Developer là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn theo đuổi lĩnh vực IT. Developer hay còn gọi là lập trình viên, là những người sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra các chương trình, phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị số. Vì vậy mà developer là một nhân tố quen thuộc với các phẩm công nghệ thường được sử dụng hàng ngày. 

Nghề developer chưa bao giờ hết “hot” trong thời đại số. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa, công việc, định hướng và kỹ năng của developer.

Định nghĩa Developer là gì?

Hiểu đơn giản, developer là người phát triển phần mềm, ứng dụng số,... bằng cách sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến với developer là Python, JavaScript, C, C++, C#, Java, PHP,… Mỗi ngôn ngữ lập trình có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của công việc.

Tùy theo vai trò và chuyên môn mà developer có thể theo đuổi nhiều nghề nghiệp khác nhau như:

  • Front End Developer: Phát triển giao diện và tính năng của ứng dụng web hay di động bằng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript.
  • Back End Developer: Chịu trách nhiệm cho hệ thống và cơ sở dữ liệu của ứng dụng web hay di động. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến cho Back End Developer là Python, Java, PHP,… để xử lý và lưu trữ các dữ liệu từ phía máy chủ.
  • Full Stack Developer: Là những chuyên gia có thể làm tròn vai trò front end và back end của ứng dụng web hay di động, có đủ chuyên môn và kỹ năng ở cả hai lĩnh vực.
  • Mobile Developer: Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Mobile Developers sử dụng thành thạo Java, Kotlin, Swift,… để lập trình ứng dụng cho hệ điều hành Android hay iOS.

Công việc của Developer là gì?

Developer là gì? Kiến thức cơ bản về Developer-001Công việc của developer rất đa dạng, mặc dù có nhiều điểm chung. Nguồn: Annie Spratt.

Mỗi developer sẽ chịu trách nhiệm cho từng mảng chuyên biệt. Tuy nhiên, công việc chung của hầu hết các developer bao gồm:

  • Phân tích nhu cầu, vấn đề của khách hàng/người dùng.
  • Thiết kế và lập trình các chương trình, phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu.
  • Kiểm tra, sửa lỗi sản phẩm.
  • Cập nhật và nâng cấp các tính năng mới.
  • Ghi chú và báo cáo quá trình phát triển sản phẩm.
  • Làm việc với các developer khác trong công ty hoặc dự án.

Định hướng công việc cho Developer

Developer là một ngành nghề có nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến. Vậy những công việc phổ biến, lương cao cho developer là gì? Tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng và mục tiêu, bạn có thể tham khảo những vị trí sau:

Front End Developer

Front End Developer chịu trách nhiệm phát triển giao diện và tính năng cho ứng dụng web hay di động. Họ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript để thiết kế và xây dựng các thành phần hiển thị cho người dùng.

Để trở thành một front end developer giỏi, bạn cần có những kỹ năng sau:

  • Thành thạo HTML, CSS và JavaScript để tạo giao diện cho ứng dụng web và di động. 
  • Nắm vững các framework phổ biến như Bootstrap, jQuery, React, Angular, Vue, v.v. để tiết kiệm thời gian và công sức trong việc lập trình front-end.
  • Nắm bắt và áp dụng tư duy thiết kế UI/UX để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
  • Có khả năng tương tác với back-end, hiểu cách liên kết giao diện với hệ thống và cơ sở dữ liệu của ứng dụng.  

Back End Developer

Backend Developer là những người chịu trách nhiệm cho hệ thống và cơ sở dữ liệu của một ứng dụng web hay di động. Họ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Python, Java, PHP,… để xử lý và lưu trữ các dữ liệu từ phía máy chủ, đồng thời đảm bảo các ứng dụng hoạt động nhanh, ổn định và bảo mật.

Một số công việc cụ thể của Backend Developer là:

  • Thiết kế và xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu như MySQL, MongoDB, PostgreSQL,…
  • Viết các API (Application Programming Interface) cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau qua mạng.
  • Sử dụng các framework (khung làm việc) như Django, Laravel, Spring Boot,… để tạo ra các ứng dụng web hay di động một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Kiểm tra và sửa lỗi cho các ứng dụng, đảm bảo chất lượng và tính khả dụng của chúng.
  • Tối ưu hóa hiệu năng và bảo mật của các ứng dụng, bằng công nghệ cache, mã hóa, xác thực tiên tiến.
  • Cập nhật và bảo trì các ứng dụng, thêm vào các tính năng mới theo yêu cầu của khách hàng hay người dùng.

backend-developer-chiu-trach-nhiem-cho-he-thong-va-co-so-du-lieu.jpgDeveloper là gì? Kiến thức cơ bản về Developer-002Backend developer chịu trách nhiệm cho hệ thống và cơ sở dữ liệu. Nguồn: Christina Morillo.

Kỹ năng trở thành một Backend developer là gì? 

  • Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình phía máy chủ, ví dụ như Python, Java, hoặc PHP.
  • Hiểu biết về các hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL) và phi quan hệ (NoSQL), cũng như cách thiết kế, truy vấn và quản lý.
  • Nắm vững các khái niệm về mạng máy tính, giao thức HTTP, RESTful API, JSON,…
  • Có kinh nghiệm sử dụng các framework phổ biến cho phát triển web hay di động, chẳng hạn Django, Laravel, Spring Boot,…
  • Tìm kiếm và giải quyết các vấn đề liên quan đến hiệu năng, bảo mật và tính khả dụng của các ứng dụng.
  • Làm việc nhóm và giao tiếp tốt với các Frontend Developer và các bên liên quan khác.

Full Stack Developer

Full Stack Developer là những lập trình viên có hiểu biết sâu rộng về cả front end và back end. Bên cạnh đó, Full Stack Developer còn phải am hiểu về tiêu chuẩn, khái niệm, và cách thức thực thi lệnh tốt nhất liên quan đến lập trình Full Stack.

Công việc của một Full Stack Developer bao gồm:

  • Tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển phần mềm.
  • Tiến hành kiểm tra và sửa lỗi để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của phần mềm.
  • Viết mã cho cả phần giao diện người dùng (Front-end) và phần xử lý dữ liệu trên máy chủ (Back-end).
  • Tạo ra các tương tác tốt cho người dùng trên ứng dụng web.
  • Xây dựng máy chủ và cơ sở dữ liệu cho phần Backend của ứng dụng.
  • Đảm bảo tính tương thích và hiệu suất đa nền tảng.
  • Kiểm tra và duy trì thiết kế phản ánh nhu cầu của người dùng.
  • Làm việc với UX/UI designer để triển khai các tính năng mới.
  • Phát triển các API và dịch vụ RESTful.
  • Theo dõi các xu hướng công nghệ mới định kỳ.

Mobile Developer

Developer là gì? Kiến thức cơ bản về Developer-003Các mobile developer áp dụng công nghệ tiên tiến để phát triển ứng dụng di động. Nguồn: Christina Morillo.

Mobile Developer (Lập trình viên phát triển ứng dụng di động) là những chuyên gia lập trình và tham gia tích hợp trong tất cả các giai đoạn của Quy trình phát triển phần mềm (SDLC) trên các thiết bị di động.

Công việc của một mobile developer bao gồm:

  • Cập nhật và nghiên cứu các công nghệ mới để áp dụng và phát triển trên nền tảng di động.
  • Thực hiện lập trình, mở rộng, và nâng cấp các tính năng.
  • Đảm nhiệm vai trò quản lý dự án liên quan đến phát triển ứng dụng.
  • Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
  • Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh hoặc sự chỉ định từ quản lý trực tiếp.
  • Bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng cho cả phiên bản ứng dụng cũ và nâng cấp.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Developer

Để trở thành một Senior Developer, bạn cần có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực IT bao gồm:

Kỹ năng và kiến thức chuyên ngành

Kỹ năng đọc và viết code

Đây là kỹ năng tất yếu cho người làm lập trình viên. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực IT nói chung, bạn phải làm chủ được kỹ năng viết mã, và biết đọc code thành thạo.

Ngôn ngữ lập trình 

Hiểu biết sâu về ít nhất một trong số những ngôn ngữ lập trình khác nhau như JavaScript, HTML, CSS, Python, C++, và Java là lợi thế rất lớn trong công việc.

Ngôn ngữ lập trình

Ứng dụng

JavaScript

Viết các hàm tương tác, hiệu ứng và tương tác trên trang web.

HTML

Tạo cấu trúc trang web.

CSS

Tạo giao diện cho một trang web

Python

Lập trình chung, khoa học dữ liệu, máy học, AI.

C++

Lập trình hệ thống, game, phần mềm chuyên dụng

Java

Lập trình web, di động, máy tính.

Developer là gì? Kiến thức cơ bản về Developer-004Am hiểu nhiều ngôn ngữ lập trình sẽ là lợi thế lớn cho developer. Nguồn: Pixabay.

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 

Developer cần hiểu biết về cấu trúc dữ liệu và thuật toán để tối ưu hóa mã chương trình. Sử dụng đúng thuật toán sẽ giúp người dùng dễ dàng tương tác với web, mobile,...nhằm gia tăng trải nghiệm.

Kiến thức về cơ sở dữ liệu

Kiến thức về cơ sở dữ liệu là một khía cạnh quan trọng khác mà developer cần nắm vững, bao gồm kỹ năng truy vấn dữ liệu, cập nhật thông tin, và đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu. Một ngôn ngữ phổ biến với các developer là SQL (Ngôn ngữ Truy vấn có cấu trúc) nhằm truy vấn, lưu trữ, và xử lý dữ liệu trên các hệ thống.

Kiến thức về gỡ lỗi (debugging)

Kỹ năng gỡ lỗi để xác định và sửa lỗi trong mã chương trình, đảm bảo phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động trơn tru, tránh sai sót.

Trong lập trình, debugging cho phép developer tìm ra và khắc phục các vấn đề như hiển thị sai, chức năng lỗi, hoặc sự cố tương tác người dùng,... nhằm cải thiện trải nghiệm trên web hoặc di động.

Thông thạo các hệ điều hành

Hệ điều hành là một phần mềm quản lý và điều hành toàn bộ các thành phần của thiết bị điện tử, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Microsoft Windows, macOS và Linux là các hệ điều hành phổ biến cho máy tính, trong khi iOS và Android là hai lựa chọn hàng đầu cho thiết bị di động.

Developer cần phải có kiến thức chuyên môn về các hệ điều hành khác nhau để kiểm tra và chuyển đổi mã linh hoạt.  

Kỹ năng chuyển giao

Kỹ năng giao tiếp

Mỗi ngày developer phải thường xuyên làm việc, giao tiếp với khách hàng và Quản lý Dự án (Project Manager). Vì vậy mà khả năng trò chuyện và làm việc cùng với khách hàng và đồng nghiệp, thương lượng, và giải quyết xung đột là vô cùng cần thiết.

Kỹ năng làm việc nhóm (teamwork)

Developer là gì? Kiến thức cơ bản về Developer-005

Làm việc nhóm hiệu quả giúp developer nâng cao chất lượng công việc. Nguồn: Jason Goodman.

Cuối cùng, không thể bỏ qua khả năng làm việc nhóm (teamwork) và cộng tác với các phòng ban. Trong quá trình làm việc, developer thường phải phối hợp chặt chẽ với UI/UX designer hay PM để giải quyết vấn đề từ phía khách hàng. Hợp tác và giao tiếp hiệu quả giúp developer dễ dàng đạt được mục tiêu và đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ.

Mức lương của Developer

Mức lương của các Developer có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí chuyên môn và cấp bậc. Dưới đây là một số ví dụ về mức lương trung bình cho một số vị trí Developer và quản lý:

Cấp nhân viên:

  • Backend Developer: Dao động 15,7 – 27,1 triệu đồng/tháng.
  • Frontend Developer: Dao động 16 – 24 triệu đồng/tháng.
  • Full-stack Developer: Dao động 17,1 – 37,1 triệu đồng/tháng.
  • Data Engineer: Dao động 17,5 – 29,8 triệu đồng/tháng.

Cấp quản lý:

  • Product Manager: Dao động 27,3 – 45,3 triệu đồng/tháng.
  • Project Manager: Dao động 28,2 – 43,6 triệu đồng/tháng.
  • CTO (Chief Technical Officer): Dao động 58 – 69,6 triệu đồng/tháng.

* Con số chỉ mang tính chất tham khảo. Mức lương thực tế sẽ thay đổi tùy theo khu vực làm việc và kinh nghiệm.

Trên đây là bài viết tổng quan developer là gì, kỹ năng cần thiết, và mức lương tham khảo. Aniday vọng rằng bạn đã tìm được các thông tin hữu ích cho vị trí mong muốn.

Chúc bạn tìm việc thành công!