+$15,000 Bạn đang tìm kiếm cơ hội công việc mới? Hãy để các headhunter giúp bạn Bắt đầu ngay >

100+ Cơ hội giới thiệu job của Danh mục Digital Marketer

Tuyển dụng việc làm Digital Marketer lương cao | Aniday

1. Digital Marketing là gì?

Digital Marketer-001Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) có thể định nghĩa là việc thực hiện các hoạt động tiếp thị trên nền tảng điện tử. Khác với marketing truyền thống, Digital Marketing có thể tiếp cận người dùng tốt hơn đồng thời có thể đo lường hiệu quả thông qua các công cụ đặc biệt. 

Digital Marketing sẽ bao gồm các loại hình sau:

  • Content Marketing

  • Social Media Marketing

  • Email Marketing

  • Affiliate Marketing

  • Influencer Marketing

  • SEM/SEO

  • Paid Advertising

2. Digital Marketer là ai?

Digital Marketer là người làm tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số. Hay nói cách khác đây là người làm marketing hiện đại, ứng dụng các công cụ truyền thông và điện tử để phát triển các kế hoạch toàn diện cho thương hiệu. Nguồn nhân lực Digital Marketing ngày càng được săn đón nhờ hiệu quả mà nó mang lại, có thể đo lường nhanh và thay đổi chiến lược khi cần thiết.

Các kỹ năng của một Digital Marketer mà bạn cần có:

Digital Marketer-002

Kỹ năng cứng:

  • Kỹ năng tìm kiếm thông tin

  • Kỹ năng SEO

  • Kỹ năng xây dựng content plan

  • Kỹ năng phân tích dữ liệu

  • Kỹ năng phát triển và xây dựng thương hiệu

  • Kỹ năng dùng AI

  • Kỹ năng thiết kế bằng các phần mềm chuyên nghiệp

Digital Marketer-003

Kỹ năng mềm:

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng thích nghi

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Kỹ năng thuyết trình

  • Kỹ năng quản lý thời gian

3. Các loại media trong Digital Marketing

Digital Marketer-004Trong Digital Marketing, có 4 loại media phổ biến được phân loại để các Marketer có thể lập kế hoạch cho từng kênh nhằm tối ưu hiệu quả cho từng chiến dịch. Khi doanh nghiệp biết khai thác từ các nhóm media này sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển đổi hiệu quả. 

  • Paid Media (Truyền thông trả phí): Thương hiệu, doanh nghiệp phải trả tiền để các kênh này thực hiện việc quảng cáo (social ads, KOLs,...). Đây là media dễ bị tác dụng ngược nếu như doanh nghiệp lạm dụng thường xuyên. Hiện nay, người tiêu dùng đã thông minh hơn trong việc nhận dạng các sản phẩm seeding, chính vì thế thiết kế một chiến lược phù hợp sẽ tạo thiện cảm hơn từ phía công chúng.

  • Owned Media (Truyền thôngsở hữu): Các kênh truyền thông mà do chính doanh nghiệp, thương hiệu sở hữu (website, fanpage, blog). Kênh tuyệt vời để tạo ra nguồn khách hàng organic, có tính chất lâu dài theo thời gian và nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng. 

  • Earned Media (Truyền thông lan truyền): Nhận được khi khách hàng hay công chúng bàn luận các thông tin, tự truyền thông về thương hiệu. Các nhận xét khách quan từ người dùng tạo nên cộng đồng cho doanh nghiệp, mang lại sự tin dùng từ nhóm khách hàng tiềm năng mà không tốn chi phí đầu tư.

  • Shared Media (Truyền thông chia sẻ): Bao gồm W.O.M và Social, các kênh hoạt động chính của loại hình media này chủ yếu là các hội nhóm Facebook, Tiktok, Youtube,vv. Cũng tương tự như Earned Media, nhược điểm của Shared Media cũng khó có thể kiểm soát những phát ngôn từ ngừoi dùng.

4. Những lợi ích quan trọng của Digital Marketing

Digital Marketer-005

  • Tiếp cận đối tượng mục tiêu tốt hơn
  • Dễ theo dõi và kiểm tra quy trình hoạt động

  • Tỷ lệ ROI (Return on Investment) cao

  • Đạt doanh thu ổn định hơn nếu biết cách làm đúng

5. Những thuật ngữ phổ biến trong Digital Marketing

  • Lead: Số lượng khách hàng tiềm năng, những người cung cấp thông tin liên lạc của họ thông qua trang web, mạng xã hội, email hay quảng cáo trực tuyến.

  • Qualified Lead: Số lượng khách hàng tiềm năng chất lượng, có khả năng cao để trở thành khách hàng của doanh nghiệp

  • Cost per Lead (CPL): Chi phí để thu về 1 khách hàng tiềm năng

  • Cost per Conversion (CPC): Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi

  • Website traffic: Số lượng người truy cập trang website

  • Average Session Duration: Thời lượng phiên trung bình trên website

  • Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trung bình trên website

  • Organic Traffic: Số lượng người truy cập website từ nguồn tự nhiên

  • Google PageRank: Tăng thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm

  • Click-through-rate: Tỷ lệ nhấp chuột

  • Chỉ số ROI (Return On Investment) của các chiến dịch quảng cáo: Đo lường lợi nhuận ròng so với số tiền chi tiêu cho quảng cáo, giúp đánh giá hiệu quả và tính toán lợi nhuận của chiến dịch quảng cáo. ROI được tính bằng công thức: Doanh thu bán hàng/Ngân sách đã chi.

  • Conversion Rate: Tỷ lệ giữa số lượt chuyển đổi (ví dụ: mua hàng, đăng ký, tải xuống) và số lượt tương tác tổng cộng trên trang web hoặc chiến dịch quảng cáo.

  • Unsubscribe Rate: Tỷ lệ hủy theo dõi, đối với chiến dịch email marketing, tỷ lệ hủy theo dõi đo lường tỷ lệ người nhận hủy đăng ký khỏi danh sách email của doanh nghiệp.

6. Các kỹ năng cần có của một Digital Marketing

  • Phân tích dữ liệu: Ngày nay, các công cụ phân tích dữ liệu rất phổ biến, cung cấp cho các nhà tiếp thị thông tin họ cần để hiểu khách hàng và nhắm mục tiêu bằng các thông điệp phù hợp. Nhờ việc phân tích, mà doanh nghiệp sẽ xem được các chỉ số và đưa ra hướng đi đúng đắn cho việc phát triển trong tương lai.

  • Kỹ năng viết và chỉnh sửa: Trọng tâm của tiếp thị kỹ thuật số là nội dung. Viết và chỉnh sửa không chỉ đơn thuần là sản xuất bài viết cho bài đăng trên blog và trang đích (landing page). Đó là việc kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn bằng các thông điệp có liên quan và thuyết phục họ thực hiện hành động. Tất nhiên, nội dung có liên quan và được viết tốt là điều bắt buộc đối với mọi nhà tiếp thị kỹ thuật số. Nhưng để mang lại kết quả thì cần phải kết hợp thêm SEO. Tối ưu hóa từ khóa sẽ giúp xếp hạng nội dung của bạn trên các công cụ tìm kiếm  hơn.

  • Kỹ năng SEO và SEM: Hãy nhớ rằng SEO và SEM là các chiến lược chịu trách nhiệm thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Hiểu biết sâu sắc về kiến thức này sẽ giúp thực hiện tốt hơn các chiến lược tiếp thị của bạn.

  • Kỹ năng lắng nghe: Một lỗi phổ biến của các thương hiệu có xu hướng mắc phải là tập trung quá nhiều vào việc tạo và quảng bá nội dung. Kết quả là, họ không thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng, những người được cho là những người truyền bá hoặc quảng bá cho doanh nghiệp của họ.

  • Kỹ năng CRM: Quản lý quan hệ khách hàng liên quan đến các chiến lược có thể sử dụng để theo dõi và tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng. Bằng cách hiểu các tương tác và trải nghiệm của khách hàng, để có thể kết nối với họ ở cấp độ cá nhân và cảm xúc để cải thiện trải nghiệm người dùng.

  • Kỹ năng thiết kế cơ bản: Khi bạn có kiến thức cơ bản về các nguyên tắc thiết kế, sẽ giúp bạn dễ dàng truyền đạt những gì muốn nội dung của bạn hiển thị.