#3 yếu tố ảnh hưởng sàn thương mại điện tử ở Việt Nam
Tôi là Lam Tran, là người sáng lập và hiện là CEO WisePass. Đây là công ty được thành lập vào tháng 10/2014 cho phép các thương hiệu xây dựng quan hệ với người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn.
Bài viết này nói về tương lai của nền thương mại điện tử ở Việt Nam và những gì có thể sẽ thay đổi dựa trên quan điểm cá nhân của tôi. Bài viết xem xét 3 yếu tố quan trọng có thể thay đổi toàn cảnh thương mại điện tử.
Tình hình cạnh tranh
Nền thương mại điện tử Việt Nam do 3 công ty lớn Shopee, Lazada và Tiki nắm giữ. Theo kết quả của Similar Web, hiện tại Shopee đang có các chỉ số dẫn đầu. Với lượng truy cập hàng tháng cao, Shopee dường như là người chiến thắng rõ ràng vào thời điểm hiện tại nhưng khi nhìn vào những công ty tiềm năng khác, họ là đối thủ nặng ký có khả năng thay đổi cuộc chơi.
Đầu tiên là Amazon, đã vào Việt Nam. Họ đã hoàn thành việc lập công ty pháp lý để chính thức tham gia thị trường và cạnh tranh với những ông lớn này. Hiện tại, chủ yếu chỉ là thu hút nhà bán hàng và tăng giao dịch thị trường trên toàn cầu. Dễ hiểu vì thị trường Việt Nam có thể vẫn còn nhỏ đối với Amazon. Tôi tin rằng trong tương lai thị trường sẽ phát triển đủ lớn trong vòng 60 tháng tới.
Tôi tin rằng Grab có vẻ là đối thủ nặng ký tiếp theo, bởi vì Grab vốn được thiết lập như một sàn thương mại điện tử. Chiến lược trở thành siêu ứng dụng rất phù hợp vì họ có khả năng ứng dụng thương mại điện tử, nguồn vốn mạnh và quan trọng nhất, sàn thương mại điện tử là một cơ hội tăng trưởng doanh thu lớn ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Hiện tại, Grab đang bận rộn niêm yết với SPAC ở Mỹ và sẽ mất ít nhất một năm để hoàn tất quá trình này. Câu hỏi đặt ra là khi nào họ sẽ áp dụng thương mại điện tử ở khu vực toàn Đông Nam Á. Dự đoán của tôi là họ sẽ tiến hành điều đó trong vòng 36 tháng tới.
Lợi nhuận kinh doanh
Nếu bạn đang tìm kiếm giá trị lợi nhuận cho hoạt động thương mại điện tử, tôi khuyên bạn nên bỏ qua với cương vị người sáng lập hoặc nhà đầu tư. Đây là trò chơi dài hơi về tăng trưởng doanh thu và là cách để quyết định giá trị.
Sàn thương mại điện tử tiêu tốn tiền của và đó là lý do bạn có thể thấy điều đang xảy ra đối với Tiki, còn giờ Lazada hiện thuộc sở hữu của Alibaba và Shopee thuộc tập đoàn SEA. Đây là P&L trong những ngày đầu:
Đây là hình chụp tình hình tài chính của Lazada theo Techcrunch báo cáo, cho bạn thấy những gì sẽ xảy ra khi điều hành một nền tảng thương mại điện tử. Điểm mấu chốt là Cash position trong khi doanh thu sau thuế tăng. Để tiếp tục đi lên, bạn cần nguồn vốn mạnh.
Để có lợi nhuận, công ty cần một lượng lớn đơn đặt hàng hàng tháng để thanh toán tất cả các chi phí cố định và đảm bảo công ty có đủ lượng truy cập để không phải trả phí chạy đơn hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra khi mà tình hình tài chính của Shopee trong quý 1, 2021 như sau.
Shopee South East Asia EBITDA âm 412 triệu USD trong quý 1 2021 nhưng tình hình của cả tập đoàn cho thấy sự khả quan. Click ở đây để biết thêm thông tin.
Vận hành một nền tảng thương mại điện tử là một quá trình phải đốt nhiều tiền trong khoảng thời gian dài, bạn sẽ cần đầu tư tài chính nghiêm túc.
Hỗ trợ tài chính
Trở lại thị trường Việt Nam, chúng ta có Lazada, Shopee và Tiki. Bắt đầu với Shopee.
Họ hiện vẫn công bố tài chính hàng quý theo như niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Dưới đây là những thông tin bạn có thể thấy của tập đoàn trong quý 1 năm 2021.
Bạn có thể click vào đây để tìm xem toàn bộ báo cáo. Công ty hiện có khả năng phát triển hơn nếu nhìn vào khả năng thu lợi nhuận hiện tại. Nhìn chung, tập đoàn SEA đang có dấu hiệu tích cực và có 5 tỷ USD tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.
SEA Group đã có kế hoạch phát triển sàn thương mại điện tử và vì thế Shopee được phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn
Về Lazada, sàn thương mại điện tử thuộc về Alibaba group tạo ra hàng tỉ USD hàng năm trước EBITDA. Bạn có thể click vào đây để xem thêm báo cáo
Tập đoàn Alibaba sẽ có thể tiếp tục bơm thêm vài tỷ USD khi cần thiết và sẽ phát triển khu vực Đông Nam Á vì đó là nhóm dân số lớn nhất mà họ thấy gần thị trường Trung Quốc. Một mảng thương mại điện tử lớn khác ở châu Á sẽ là Ấn Độ nhưng tôi không nghĩ Alibaba có bất kỳ kế hoạch gia nhập thị trường này trong tương lai gần.
Đối với Tiki, nó hơi khác một chút vì Tiki vẫn dựa vào vốn đầu tư mạo hiểm và tiếp tục huy động thêm vốn thường xuyên để tiếp tục tăng doanh thu. Hy vọng rằng công ty có thể duy trì cơ cấu chi phí thấp hơn để không tiêu tốn tiền như 2 sàn Shopee và Lazada. Nếu công ty có thể tiếp tục huy động vốn thành công trong những năm tới thì công ty sẽ ổn.
Theo tin mới nhất, Tiki sẽ gọi vốn tới 200 triệu USD và có thể tiến hành giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Thương mại điện tử không chỉ đơn thuần gồm 3 yếu tố trên. Tuy nhiên, nếu sự cạnh tranh tăng lên, người chơi tiếp tục mất nhiều tiền hơn khi tăng quy mô và nếu họ không được rót vốn một cách đầy đủ, thì thực sự có khả năng sẽ chứng kiến một sự thay đổi lớn trong những năm tới. Hiện tại thì tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra sớm.