Ngành Bán Dẫn - Diễn biến Toàn cầu và tại Việt Nam
Trong khi thuật ngữ "bán dẫn" có thể chưa quá quen thuộc với số đông mọi người, thì khi nhắc đến "chip máy tính" chắc chắn sẽ là một câu chuyện khác. “Chip", hay bộ vi xử lý CPU, là thành phần tối quan trọng trong bất kỳ thiết bị điện tử nào, có thể được ví giống như não bộ giúp điều phối và xử lý thông tin cho toàn bộ thiết bị.
Cuộc chiến công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ gần đây đã đưa khái niệm “chip" ra ánh sáng. Nằm ở tâm điểm của cuộc đối đầu này chính là ngành công nghiệp bán dẫn. Những linh kiện này vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế hiện đại, vận hành mọi thứ từ đồ điện gia dụng đến hệ thống điều hướng tên lửa tiên tiến.
Nếu bạn chưa nắm được những diễn biến mới nhất của ngành bán dẫn, đặc biệt là trong thị trường Việt Nam, đừng lo! Aniday sẽ cập nhật tới bạn một cái nhìn tổng quan trong blog dưới đây.
Bức tranh Toàn cầu: Sự Chuyển dịch từ Cuộc chiến Công nghệ Trung-Mỹ sang Mỹ-EU-Trung
Mỹ đã hạn chế và siết chặt việc tiếp cận chip thiết kế tiên tiến của phương Tây đối với các công ty Trung Quốc, hướng tới việc làm chậm bước tham vọng siêu cường công nghệ của Bắc Kinh. Với Trung Quốc nắm gần 1/3 công suất sản xuất chip thế hệ cũ trên toàn cầu, trọng tâm giờ đây đã chuyển sang các công nghệ tiên tiến này. Đáp lại, Bắc Kinh công bố quỹ đầu tư 40 tỷ USD vào tháng 9 năm 2023 nhằm tăng tốc sản xuất chip trong nước. Động thái này thúc đẩy các nước phương Tây củng cố ngành công nghiệp chip của chính họ.
Trong khi các quan chức Mỹ và EU suy nghĩ về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Trung Quốc, các chuyên gia trong ngành cho rằng kiểm soát xuất khẩu công cụ sản xuất chip thế hệ cũ là có khả năng xảy ra hơn. Washington và Brussels có thể chuyển sang chiến lược "tái định cư công nghiệp" (friend-shoring) - sản xuất và đặt nguồn cung từ các đồng minh về chính trị như Ấn Độ - nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Do đó, rõ ràng các công ty bán dẫn Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu, với hai “ông lớn" trong ngành là Nvidia xếp thứ nhất và Broadcom xếp thứ ba trên thế giới về vốn hóa thị trường.
Các công ty bán dẫn hàng đầu thế giới năm 2024 xét theo vốn hóa thị trường
Châu Á củng cố Vị thế trong Cuộc chiến Chip
Bất chấp áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc, nhu cầu toàn cầu đối với chip bán dẫn đã tăng vọt và dự kiến đạt 600 tỷ USD vào năm 2024, buộc lãnh đạo các hãng phải di dời hoạt động.
Ngành công nghiệp chip đang có sự chuyển dịch, với sự suy giảm tầm ảnh hưởng từ Trung Quốc, Châu Á nổi lên là lực lượng dẫn đầu. Ngoài ra, Đài Loan và Hàn Quốc, nắm trong tay gần một nửa sản lượng chip thế giới, giờ đây đang chuyển hướng tập trung vào mục tiêu dẫn đầu sản xuất chip tiên tiến cùng với Mỹ và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn gần đây đổ xô vào Đông Nam Á, với Singapore, Malaysia và Việt Nam là những điểm đến chính của các dự án này.
Các nước Đông Nam Á chiếm một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu chip của Mỹ vào năm 2024 (Nguồn: Cục Thống kê Mỹ).
Malaysia đã thiết lập vị thế chủ chốt trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu trong những thập kỷ qua. Trong khi đó, Việt Nam, một lực lượng mới gia nhập, đã thể hiện tiềm năng lớn về quy mô và khả năng sản xuất. Huy động cơ sở hạ tầng hiện có và lực lượng lao động có tay nghề, nhiều dự án gần đây là việc mở rộng các cơ sở sản xuất đã thiết lập và thử nghiệm thành công.
Việt Nam và Triển vọng trở thành Trung tâm Sản xuất Chip hàng đầu
2 trong 3 doanh nghiệp chip khổng lồ đầu tư vào Việt Nam
-
Intel, nhà sản xuất chip của Mỹ, đã đầu tư tổng cộng hơn 1,5 tỷ USD vào nhà máy ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là nơi đặt nhà máy lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói lớn nhất của Intel, chiếm hơn 50% tổng sản lượng toàn cầu. Tháng 11/2023, Intel cũng xác nhận kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhấn mạnh tiềm năng lớn của quốc gia trong ngành này.
-
Samsung - nhà sản xuất thiết bị điện tử của Hàn Quốc, tăng thêm 1,2 tỷ USD đầu tư vào năm 2023, nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên con số 22,4 tỷ USD.
-
Thị trường cũng chứng kiến sự hiện diện của Hana Micron Vina, Amkor Technology, Synopsys, Marvell và nhiều công ty khác tích cực đầu tư vào các dự án này.
Sự gia nhập và đầu tư của các doanh nghiệp hàng đầu ngành bán dẫn nhấn mạnh việc Việt Nam sở hữu tiềm năng, nguồn lực và năng lực để trở thành điểm đến hấp dẫn nhiều nhà đầu tư quốc tế hơn. Đồng thời cũng khẳng định năng lực sản xuất chip nội địa trong tương lai của Việt Nam.
NVIDIA mở rộng hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam - FPT và VNG
NVIDIA đã hợp tác với VNG - Kỳ lân Công nghệ của Việt Nam, nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhà sản xuất chip Mỹ và châu Á. VNG đã trang bị Trung tâm dữ liệu tại Thái Lan với 1.000 bộ xử lý đồ họa Nvidia, cung cấp dịch vụ trí tuệ nhân tạo và giải pháp phần mềm tiên tiến cho khách hàng sử dụng sản phẩm Nvidia.
NVIDIA cũng chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với FPT nhằm thiết lập Nhà máy AI, với dự kiến đầu tư lên đến 200 triệu USD, hướng tới xây dựng nền tảng đám mây và nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia tại Việt Nam.
Hiện thực hóa giấc mơ chip "Make in Vietnam"
Việt Nam đã đi đến thành tựu đột phá trong việc giới thiệu chip sản xuất trong nước. Đây là bước tiến lớn cho năng lực công nghệ của quốc gia.
-
FPT Semiconductor tự hào giới thiệu dòng chip vi mạch đầu tiên của Việt Nam dành cho IoT (Internet of Things) trong lĩnh vực y tế vào năm 2022, đánh dấu bước đi vào giai đoạn sản xuất chip thương mại của đất nước.
-
Tiến tới năm 2023, Tập đoàn Viettel tự hào công bố nghiên cứu thành công chip 5G, một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực sản xuất chip.
-
Đến năm 2024, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Cloud Optics Division tại Marvell Technology Inc. đã trình bày mẫu chip được phát triển có sự tham gia của Marvell Việt Nam, minh chứng cho sự sáng tạo của Việt Nam trong công nghệ tiên tiến.
Tương lai Nguồn nhân lực ngành Bán dẫn Việt Nam
Trước làn sóng đầu tư, hợp tác và những thành tựu mới trong ngành bán dẫn, nhu cầu về nhân lực chuyên môn của Việt Nam trong lĩnh vực này đang tăng vọt. Bên cạnh đầu tư nghiên cứu và sản xuất chip, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cũng được hưởng lợi từ đầu tư vào giáo dục, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn tương lai của lực lượng lao động.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp chip dự kiến cần khoảng 20.000 chuyên gia trong 5 năm tới và khoảng 50.000 nhân sự trong 10 năm tiếp theo, với trình độ từ tốt nghiệp đại học trở lên. Tuy nhiên, báo cáo của Aniday nhấn mạnh Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với thách thức trong việc đào tạo nguồn nhân lực với số lượng và trình độ cần thiết cho ngành này.
Do đó, chúng ta cần chính sách thu hút kỹ sư trong và ngoài nước góp sức cho thị trường lao động Việt Nam. Giống các quốc gia dẫn đầu, chúng ta cần săn đón tài năng một cách chủ động. Song, nhiệm vụ này không chỉ thuộc về Nhà nước, mà các doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong tuyển dụng nhân tài, hợp tác đào tạo cùng các trường đại học và trao học bổng cho sinh viên xuất sắc. Ngoài ra, các công ty có thể hợp tác với công ty tuyển dụng như Aniday để khai thác nguồn ứng viên toàn cầu, vượt qua giới hạn địa lý.
Aniday luôn hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước tuyển dụng nhân tài ngành bán dẫn ở mọi trình độ. Liên hệ với chúng tôi nếu quý công ty đang tìm kiếm nhân tài hoặc bạn là chuyên gia đang tìm kiếm cơ hội phát triển trong lĩnh vực này!