Các cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành kinh tế

Ngành kinh tế là một trong những ngành học có tính ứng dụng cao trong đời sống xã hội. 

Do đó, người học kinh tế có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ngân hàng, tài chính, thị trường, kế toán, giáo dục cho đến chính trị. 

Vậy học kinh tế ra làm gì và cơ hội nghề nghiệp của ngành kinh tế như thế nào? Hãy cùng Aniday tìm hiểu qua bài viết này.

Khái quát về ngành kinh tế

Các cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành kinh tế-001

Hiện nay, có rất nhiều học sinh luôn định hướng tương lai học kinh tế và đang muốn tìm hiểu xem học kinh tế ra làm gì. Vậy ngành kinh tế là gì? 

Đây là một ngành về khoa học xã hội nghiên cứu về cách con người, tổ chức và xã hội sử dụng các nguồn lực có hạn để sản xuất và phân phối các hàng hóa và dịch vụ. 

Kinh tế có hai nhánh chính là 

  • Kinh tế vi mô: Nghiên cứu về hành vi và quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp và thị trường
  • Kinh tế vĩ mô: Nghiên cứu về các hiện tượng tổng thể của nền kinh tế, như tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng, chính sách tiền tệ và tài khóa. 

Người học kinh tế sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề kinh tế trong môi trường kinh doanh và chính sách công. Ngoài ra, họ cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình và lãnh đạo.

Các trường đại học chuyên đào tạo kinh tế

Ở Việt Nam, có rất nhiều trường đại học có chương trình đào tạo ngành kinh tế, từ công lập đến dân lập. Một số trường đại học uy tín và nổi tiếng trong ngành kinh tế là:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân 
  • Đại học Kinh tế - Luật
  • Đại học Ngoại thương 
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngoài ra, còn có nhiều trường đại học khác cũng có chương trình đào tạo ngành kinh tế, như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học FPT, Đại học RMIT Việt Nam, Đại học Fulbright Việt Nam...

Định hướng nghề nghiệp của ngành kinh tế

Các cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành kinh tế-002

Aniday sẽ chia sẻ với bạn học ngành kinh tế ra làm gì. Ngành kinh tế mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

Nhân viên ngân hàng

Để trả lời cho câu hỏi học kinh tế ra làm gì, thì nhân viên ngân hàng là một lựa chọn phổ biến của sinh viên ngành kinh tế. Các bạn có thể làm việc ở các vị trí như: 

  • Giao dịch viên 
  • Nhân viên tín dụng
  • Nhân viên thanh toán quốc tế 
  • Nhân viên quản lý rủi ro
  • Nhân viên phân tích đầu tư

Tuy nhiên, làm việc trong ngân hàng yêu cầu các bạn có kiến thức về tài chính - ngân hàng, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, khả năng làm việc dưới áp lực cao.

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường là một lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên ngành kinh tế. Các bạn có thể làm việc ở các vị trí như: 

  • Nhân viên nghiên cứu thị trường
  • Nhân viên phân tích dữ liệu
  • Nhân viên phát triển sản phẩm

Làm việc trong lĩnh vực này yêu cầu các bạn có kiến thức về kinh tế vi mô và vĩ mô, kỹ năng sử dụng các phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Kế toán, kiểm toán

Tiếp theo đó, làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán là một lựa chọn truyền thống của sinh viên ngành kinh tế. Các bạn làm việc trong lĩnh vực này có thể làm ở các vị trí như: 

  • Kế toán viên
  • Kiểm toán viên
  • Thuế viên 

Làm việc trong lĩnh vực này yêu cầu các bạn có kiến thức về kế toán - kiểm toán - thuế, kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán và báo cáo tài chính, khả năng tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.

Tư vấn tài chính

Đây là một trong những công việc được nhiều sinh viên kinh tế lựa chọn, bởi vì nó đem lại thu nhập cao, cơ hội thăng tiến rộng mở và có thể làm việc cho nhiều loại hình tổ chức khác nhau, từ các công ty tư vấn, ngân hàng, bảo hiểm, đến các tổ chức phi lợi nhuận hay quốc tế. 

Công việc của một nhà tư vấn tài chính là phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp về các vấn đề liên quan đến tài chính, như quản lý ngân sách, đầu tư, tiết kiệm, cho vay, thuế... 

Để làm được công việc này, người lao động cần có kiến thức vững chắc về kinh tế học, kế toán, tài chính, luật... cũng như kỹ năng phân tích số liệu, giao tiếp và thuyết phục khách hàng.

Nghiên cứu và giảng dạy

Nếu bạn có niềm đam mê với lĩnh vực học thuật và muốn góp phần phát triển kiến thức khoa học về kinh tế, bạn có thể theo đuổi con đường nghiên cứu và giảng dạy. Công việc của một nhà nghiên cứu và giảng viên kinh tế là: 

  • Tiến hành các nghiên cứu khoa học
  • Xuất bản các bài báo, sách hay báo cáo về các chủ đề liên quan đến kinh tế
  • Giảng dạy cho sinh viên các môn học thuộc ngành kinh tế

Để làm được công việc này, bạn cần có bằng cấp cao (thạc sĩ, tiến sĩ), có khả năng tự học và tự nghiên cứu, có kỹ năng viết và trình bày khoa học, cũng như có niềm yêu thích và kiên trì với công việc.

Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một trong những lĩnh vực quan trọng của kinh tế, liên quan đến việc quản lý các hoạt động từ khi sản xuất đến khi phân phối và tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ. Công việc của một nhân viên chuỗi cung ứng là:

  • Lên kế hoạch, điều phối và giám sát các quá trình như nhập hàng
  • Xuất hàng
  • Kiểm soát hàng tồn kho
  • Vận chuyển
  • Giao nhận 

Để làm được công việc này, bạn cần có kiến thức về kinh tế học, quản trị kinh doanh, logistics... cũng như kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.

Viên chức nhà nước

Một công việc khác mà nhiều sinh viên kinh tế quan tâm là làm viên chức nhà nước. Công việc này có nhiều lợi ích như ổn định, có bảo hiểm, hưởng các chế độ phúc lợi... Công việc của một viên chức nhà nước là: 

  • Thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến chính sách
  • Quản lý, giám sát hay kiểm tra các hoạt động kinh tế của các tổ chức hay cá nhân

Để làm được công việc này, bạn cần có bằng cấp liên quan đến ngành kinh tế, có khả năng thi tuyển công chức, có trách nhiệm và tinh thần phục vụ công dân.

Cơ hội làm kinh tế cho các bạn sinh viên trái ngành

Các cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành kinh tế-003

Không chỉ những bạn sinh viên kinh tế thắc mắc học kinh tế ra làm gì mà còn có những bạn sinh viên trái ngành. Nếu bạn không học chuyên ngành kinh tế nhưng vẫn muốn làm việc trong lĩnh vực này, bạn không cần lo lắng. Bởi vì kinh tế là một ngành học liên ngành, có thể kết hợp với nhiều ngành khác nhau để tạo ra các giá trị mới. 

Bạn có thể học thêm các khóa học ngắn hạn hay trực tuyến về kinh tế để bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các cơ hội thực tập hay làm việc bán thời gian trong những nghiệp nhỏ để tích lũy kinh nghiệm và mở rộng mối quan hệ. 

Mức lương của ngành kinh tế

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc học kinh tế ra làm gì thì Aniday cũng chia sẻ với bạn mức lương của lĩnh vực này. Mức lương của ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc, loại hình công ty hoặc tổ chức... 

Ví dụ: Theo cập nhật của Glassdoor trong tháng 7/2023

  • Nhân viên ngân hàng: 18-32 triệu/tháng
  • Nhân viên nghiên cứu và phân tích thị trường: 7-20 triệu/tháng
  • Kế toán: 8-55 triệu/tháng
  • Chuỗi cung ứng: 7-13 triệu/tháng

Lời kết

Vậy thì học ngành kinh tế ra làm gì? Ngành kinh tế là một ngành học rộng lớn và đa dạng, có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và xã hội. Do đó, nó đem lại vô vàn định hướng công việc và bạn nên lựa chọn kỹ để tìm được công việc phù hợp với mình. 

Học kinh tế không chỉ giúp bạn có kiến thức về kinh tế vĩ mô và vi mô, mà còn rèn luyện cho bạn những kỹ năng quan trọng như phân tích, giải quyết vấn đề, ra quyết định, giao tiếp và làm việc nhóm. 

Hy vọng bài viết này của Aniday đã giúp bạn giải đáp được học ngành kinh tế ra làm gì. Chúc bạn may mắn!

Nguồn tham khảo: 

Mức lương của ngành kinh tế 

https://www.glassdoor.com/Salaries/ho-chi-minh-city-logistic-salary-SRCH_IL.0,16_IM1746_KO17,25.htm