Overthinking là gì? Biểu hiện của overthinking
Hiện nay, Overthinking là một hội chứng vô cùng phổ biến ở thế hệ gen Z, vậy Overthinking là gì? Hãy cùng Aniday tìm hiểu khái quát về hội chứng này nhé.
Overthinking là gì?
Overthinking nghĩa là trạng thái suy nghĩ quá mức hoặc hành động overthink, và là tình trạng não bộ suy nghĩ nhiều hơn mức nó có thể xử lý. Bạn liên tục đánh giá những suy nghĩ của mình, cảm thấy thất vọng và bị ám ảnh bởi chúng. Tâm trí của bạn tiếp tục xoay quanh những vấn đề tương tự đang cản trở bạn trong cuộc sống.
Bên cạnh việc hiểu được Overthinking là gì, thì Overthinking còn có hai loại chính: lo lắng về quá khứ hoặc đắn đo về tương lai. Ngoài ra, Overthinking có thể dẫn đến cảm giác bế tắc và không thể giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Tuy nhiên, nhà trị liệu tâm lý Jessica Foley cho biết: “Suy nghĩ quá nhiều không hẳn là một điều xấu.”
Cảm giác sợ hãi và suy nghĩ nhiều về mọi thứ trong một khoảng thời gian ngắn thúc đẩy bạn hành động để đạt được hoặc giải quyết vấn đề này. Nhưng khi nó trở thành một trở ngại cho việc đạt được những mục tiêu bạn đặt ra hay việc những kế hoạch chi tiết, hoặc khi nó cản trở cuộc sống hàng ngày, tâm trí và tinh thần của bạn, thì nó trở thành một tâm lý rất độc hại và tiêu cực.
Các biểu hiện của overthinking là gì?
Sau khi tìm hiểu Overthinking là gì, Aniday sẽ chia sẻ với bạn một vài biểu hiện thường gặp về Overthinking.
- Mất khả năng tập trung vào bất cứ điều gì khác (ngoài vấn đề mà bản thân đang vướng mắc)
- Không thể thư giãn và cho bộ não của mình được nghỉ ngơi
- Lúc nào cũng cảm thấy lo lắng hoặc bất an
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
- Suy nghĩ hoàn toàn bị xâm chiếm bởi những điều tiêu cực
- Liên tục nhớ về những trải nghiệm hoặc tình huống đã xảy ra
- Liên tưởng đến các tình huống tệ nhất có thể xảy ra
- Hoài nghi các quyết định của bản thân
- Làm cho mọi thứ tồi tệ hơn bằng cách phóng đại vấn đề
Những tác hại của overthinking là gì?
Ngoài việc nắm bắt được các biểu hiện thường thấy ở Overthinking là gì, thì Aniday cũng muốn chia sẻ với bạn những tác hại mà hội chứng này đem lại. Bất kể là hình thức nào thì Overthinking đều ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, trạng thái tâm lý và hiệu suất công việc.
Ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần
Những người thường rơi vào trạng thái Overthinking và liên tục kìm nén các vấn đề dễ dẫn đến bệnh trầm cảm và tự kỷ. Lý do chính là vì khi cứ liên tục mắc phải tình trạng Overthinking thì sẽ có những ảnh hưởng tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh.
Ảnh hưởng đến học tập và công việc
Trạng thái Overthinking có thể khiến bộ não và hệ thần kinh của bạn bận rộn khi phải tiếp thu và làm việc với thông tin liên tục. Đến một lúc nào đó, bạn cảm thấy choáng ngợp, lo lắng và mệt mỏi, dẫn đến việc cơ thể kiệt sức, nhức đầu, thậm chí mất ăn, mất ngủ. Kể từ đó, việc tập trung vào công việc và học tập trở nên khó khăn hơn. Overthinking còn làm chậm quá trình giải quyết vấn đề và suy nghĩ sáng tạo, tạo nên rủi ro cho công việc và cuộc sống.
Các giải pháp để vượt qua hội chứng overthinking là gì?
Sau khi hoàn thành việc tìm hiểu Overthinking là gì cũng như những tác hại mà hội chứng này đem lại, thì tìm cách vượt qua cũng rất quan trọng. Overthinking không chỉ gây tác hại lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của con người mà còn ảnh hưởng đến bạn bè và những người xung quanh. Đừng lo, Aniday sẽ hướng dẫn cho bạn 3 cách để khắc phục tình trạng Overthinking này.
Phương pháp thiền
Thực hành thiền định làm dịu tâm trí, tìm ra lối đi cho những suy nghĩ nặng nề bên trong tâm hồn hoặc trí não và dẫn lối đến ánh sáng cuối đường hầm.
Khi bắt đầu quá trình thiền định, bạn cần tập trung hít thở sâu. Vì vậy, bạn có thể bình tĩnh và chuyển hướng tâm trí của mình bất cứ khi nào trong đầu bạn bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 10 phút thiền định mỗi ngày có thể giúp giảm thiểu suy nghĩ và ám ảnh (intrusive thoughts).
Có niềm tin vào bản thân
Hãy đánh giá cao và yêu thương bản thân nhiều hơn bằng cách công nhận những thành công mà bạn đã đạt được. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và trở thành động lực thúc đẩy chính bạn nếu bạn vẫn chưa đạt được mục tiêu lớn của mình.
Thừa nhận những thành công của bản thân sẽ giúp bạn không bị quá nhiều suy nghĩ tiêu cực lấn át. Bạn không cần phải nghĩ về nó thường xuyên hơn, vì với hướng nhìn tích cực thì mọi thứ thì mọi thứ sẽ tốt đẹp và hoàn hảo hơn.
Phát triển thói quen viết nhật ký
Sau khi tìm hiểu Overthinking là gì cũng như các khía cạnh liên quan thì đã có một vài ý kiến cho rằng viết nhật ký là một phương pháp hiệu quả để vượt qua trạng thái tâm lý này.
Seneca - một trong những triết gia nổi tiếng nhất - có thói quen ghi nhật ký và nhìn lại một ngày của mình. Viết nhật ký không yêu cầu phải kể một câu chuyện hợp lý, logic. Bạn có thể viết vào buổi sáng hoặc buổi tối. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn thoải mái và trung thực với những suy nghĩ của mình khi viết.
Chìa khóa của thói quen này là viết ra giấy những suy nghĩ có tổ chức nhưng chưa hoàn chỉnh của bạn. Từ đó, loại bỏ được mớ hỗn độn ra khỏi đầu bạn và giảm thiểu trạng thái Overthinking.
Có lẽ phương pháp này không được nhiều người ưa thích nhưng không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Vì lợi ích lớn nhất của việc viết lách là nó cho phép bạn dừng lại quá trình suy nghĩ quá nhiều. Thay vào đó, biến suy nghĩ của bạn thành ý tưởng trên giấy và phác thảo ra một kế hoạch sơ bộ cho sự kiện tiếp theo. Ngoài ra, viết cũng là một cách rèn luyện khả năng tư duy, có thể giúp ích rất nhiều trong công việc của bạn.
Tập thể dục thể thao
Hoạt động thể chất như chạy bộ, đá bóng, chơi bóng rổ,... giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo lắng, tạo ra những cảm xúc tích cực và làm cho não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có một góc nhìn rộng hơn và lạc quan hơn trong cuộc sống.
Học cách bày tỏ lòng biết ơn và hài lòng với thực tại
Hài lòng với những thành tựu về công việc hoặc học tập mà bản thân đã đạt được. Dù là những điều nhỏ bé hay lớn lao, hãy tự hào về bản thân vì đã nỗ lực để có được chúng, và không ham muốn những gì vượt quá khả năng của mình. Nếu không, chúng ta sẽ dễ bị thất vọng và mất đi sự tự tin.
Học cách chia sẻ và lắng nghe
Một trong những cách hiệu quả để giải tỏa những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống là chia sẻ cùng một người bạn thân. Bạn nên tìm một người có thể lắng nghe và đồng cảm với những khó khăn mà bạn đang trải qua, và nếu cần, họ có thể đưa ra những gợi ý hợp lý để bạn vượt qua.
Đôi khi, bạn không cần phải nghe những lời khuyên, mà chỉ cần có một bầu không khí thân thiện và an toàn để bạn thoải mái bày tỏ cảm xúc. Đó là một cách tốt để bạn giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực và tìm lại sự bình an trong tâm hồn.
Cách kiểm tra bản thân có bị Overthinking không
Overthinking là một thói quen tâm lý khiến bạn suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, một sự kiện, hay một người. Overthinking có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần, như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm.
Để biết bạn có bị overthinking hay không, bạn có thể thử làm trắc nghiệm DASS-21. Đây là một công cụ đo lường ba trạng thái cảm xúc chính: trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Trắc nghiệm DASS-21 gồm 21 câu hỏi, mỗi câu hỏi thuộc về một trong ba thang đo. Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn có thể nhận biết được mức độ phiền muộn, chán nản, vô vọng, lo lắng, bất an của bản thân. Từ đó, bạn có thể tìm cách giải quyết overthinking hiệu quả hơn.
Lời kết
Overthinking là một vấn đề tâm lý có thể khắc phục được. Bạn nên áp dụng những cách sau đây, hoặc tìm đến sự tư vấn của chuyên gia nếu vấn đề này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Đừng quên rằng thực tại không hề tệ là những gì bạn nghĩ, và bạn hoàn toàn có thể tạo ra thực tế mới cho mình bằng cách thay đổi suy nghĩ.
Với những chia sẻ về khái niệm Overthinking là gì, cũng các biểu hiện, tác hại và các giải pháp để vượt qua hội chứng tâm lý này thì Aniday mong bạn đã hiểu rõ hơn về Overthinking.
Nguồn tham khảo:
- “Not all overthinking is bad.” - Jessica Foley
- What Is Overthinking, and How Do I Stop Overthinking Everything? - GoodRx
- DASS 21 Test
- Depression Anxiety and Stress Scale 21 (DASS-21) – Healthfocus Clinical Psychology Services (healthfocuspsychology.com.au)