Hướng dẫn về Luật Lao động Việt Nam dành cho người nước ngoài
Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư và nhân tài nước ngoài, vì thế, để vận hành và làm việc tại đây, cả doanh nghiệp và người lao động cần phải hiểu rõ các quy định phức tạp trong bộ Luật Lao động.
Bài viết này đưa ra góc nhìn tổng quan về các quy định quan trọng của Luật Lao động Việt Nam, giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường trước khi đầu tư, đặc biệt dành cho công ty nước ngoài.
Doanh nghiệp nước ngoài cần hiểu rõ về Luật Lao động Việt Nam
Cần hiểu rõ về Luật Lao động Việt Nam
Nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp và người lao động, việc nắm rõ về Luật Lao động là điều cần thiết để hình thành môi trường làm việc lâu dài và hiệu quả.
Với doanh nghiệp
Luật Lao động Việt Nam đưa ra chuẩn mực trong việc đối xử công bằng và bình đẳng trong môi trường làm việc. Hiểu rõ về Luật Lao động giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tích cực, tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của người lao động.
Chấp hành các quy định trong Luật Lao động nâng cao độ uy tín và tin cậy của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng.
Với người lao động
Hiểu rõ về Luật Lao động Việt Nam giúp cho người lao động bảo vệ quyền lợi và đàm phán các điều khoản như mức lương công bằng và các phúc lợi xứng đáng. Ngoài ra, nó còn giúp giải quyết các vấn đề như phân biệt đối xử, bóc lột hay tranh chấp giữa doanh nghiệp và người lao động. Cả hai bên đều có thể tham chiếu các quy định pháp lý để xử lý khiếu nại hay xung đột, hướng đến lối giải quyết suôn sẻ.
Hiểu về Luật Lao động Việt Nam vô cùng quan trọng với doanh nghiệp và người lao động
Hợp đồng Lao động Việt Nam
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân thủ quy định lao động Việt Nam, trừ khi có sự phản đối từ các hiệp ước quốc tế. Các hợp đồng lao động với tổ chức có trụ sở tại Việt Nam sẽ áp dụng Luật Lao động tại đây.
Lao động nước ngoài
Cả doanh nghiệp và người lao động đó cần nắm rõ các quy định trong Luật lao động.
Visa
Tại Việt Nam, visa là giấy tờ quan trọng với người nước ngoài nhập cảnh với nhiều mục đích khác nhau.
Một số loại visa liên quan đến làm việc và hoạt động kinh doanh:
-
Visa kinh doanh: Dành cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích hoạt động kinh doanh. Thời hạn phổ biến là 3 tháng.
-
Visa gia đình: Dành cho thành viên gia đình của người lao động nước ngoài tại Việt Nam, với thời hạn 12 tháng tuỳ trường hợp.
-
Visa đầu tư: Dành cho nhà đầu tư nước ngoài được xác nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời hạn phụ thuộc vào giá trị đầu tư, từ 1 đến 10 năm.
Thẻ tạm trú
Với người lao động nước ngoài dự lưu trú lâu dài tại Việt Nam, thẻ tạm trú đóng vai trò thay thế cho visa. Thẻ tạm trú được cấp nếu người lao động này có giấy pháp hành nghề hợp lệ, Giấy đăng ký hành nghề Luật hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với giá trị đầu tư trên 3 tỷ VND.
Thẻ tạm trú quan trọng với người nước ngoài muốn định cư lâu dài tại Việt Nam.
Giấy phép lao động
Hầu hết lao động nước ngoài đều cần Giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) cấp trước khi tham gia bất kỳ hoạt động nào. Các tiêu chí đối với các mục nhân viên khác nhau:
-
Quản lý/CEO: Giữ vị trí quản lý hoặc CEO được công ty bổ nhiệm với một số yêu cầu về chức vụ và kinh nghiệm.
-
Chuyên gia: Cần có kinh nghiệm làm việc liên quan và trình độ học vấn
-
Kỹ thuật viên: Yêu cầu kỹ thuật hoặc chuyên môn đặc thù, kèm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo.
Quá trình xin giấy phép lao động
Quy trình cấp phép gồm các bước:
-
Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: Doanh nghiệp cần báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cho Sở LĐ-TB & XH.
-
Đăng ký cấp phép lao động: Yêu cầu nộp các giấy tờ bao gồm đơn đăng ký, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khoẻ và kinh nghiệm/trình độ chuyên môn.
-
Nộp hợp đồng lao động: Trường hợp tuyển dụng, hợp đồng lao động sau khi ký phải nộp cho cơ quan lao động trong vòng năm ngày làm việc.
Các trường hợp ngoại lệ:
Tại Việt Nam, một số trường hợp miễn trừ áp dụng đối với cá nhân nước ngoài, bao gồm:
-
Công tác ngắn hạn dưới 30 ngày mỗi lần, không quá 3 lần một năm
-
Chuyển nhân sự nội bộ trong một số ngành dịch vụ nhất định, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.
-
Nhà đầu tư hoặc thành viên ban giám đốc đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu
-
Luật sư có Giấy pháp hành nghề luật sư nước ngoài
-
Cá nhân đang học tập ở nước ngoài theo chương trình thực tập
-
Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam
Lao động nước ngoài tuân thủ quy định lao động Việt Nam
Giai đoạn thử việc
Thời gian thử việc được thoả thuận dựa trên tính chất công việc và vị trí công tác. Cụ thể, thời gian thử việc có thể kéo dài như sau:
-
Tối đa 180 ngày với vị trí quản lý trong doanh nghiệp.
-
Tối đa 60 ngày với vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc kỹ thuật cao đẳng trở lên.
-
Tối đa 30 ngày đối với vị trí trong ngành yêu cầu trình độ kỹ năng hoặc chuyên môn trung cấp.
-
Tối đa 6 ngày làm việc đối với bất kỳ vị trí nào không yêu cầu đào tạo.
Thời gian thử việc phải nằm trong hợp đồng lao động hoặc trong thoả thuận riêng. Trong thời gian thử việc, mức lương được thương lượng và không được thấp hơn 85% mức bình thường. Bất kỳ bên nào cũng có thể chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc mà không cần thông báo trước hoặc trả bất kỳ khoản đền bù nào.
Giờ làm việc, giờ nghỉ, ngày lễ, giờ làm thêm
Giờ làm việc
-
Nhân viên làm việc 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần
-
Chính phủ khuyến khích tuần làm việc trong 40 giờ
Giờ nghỉ
-
Người lao động được nghỉ ít nhất 30 phút trong giờ làm việc, hoặc 45 phút với ca đêm.
-
Được nghỉ giữa giờ khi làm việc liên tục ít nhất 6 tiếng
Nghỉ phép
-
Người lao động được hưởng 12 ngày nghỉ phép hằng năm. Hưởng thêm một ngày nghỉ cho mỗi 5 năm làm việc.
-
Có 11 ngày nghỉ lễ: Lao động nước ngoài có thể nghỉ thêm một ngày (ngày lễ truyền thống hay Quốc Khánh của nước mình).
-
Được thêm ngày nghỉ cho dịp đặc biệt như cưới hỏi hoặc tang lễ
Làm thêm giờ
-
Không được làm quá 12 giờ/ngày, 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm (một số ngành nghề cho phép làm việc tối đa 300 giờ/năm).
-
Tiền lương làm thêm giờ ít nhất phải bằng 150% mức lương theo giờ vào ngày bình thường, 200% vào cuối tuần, 300% vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ có lương.
Người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ
Lương tối thiểu
Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu áp dụng cho cả người lao động và người sử dụng lao động như doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và các đơn vị khác có thuê người lao động.
Mức lương tối thiểu có sự chênh lệch giữa các vùng:
-
Vùng I: 4.680.000 VND/tháng, hoặc 22.500 VND/giờ với việc bán thời gian.
-
Vùng II: 4.160.000 VND/tháng, hoặc 20.000 VND/giờ với việc bán thời gian.
-
Vùng III: 3.640.000 VND/tháng, hoặc 17.500 VND/giờ với việc bán thời gian.
-
Vùng IV: 3.250.000 VND/tháng, hoặc 15.600 VND/giờ với việc bán thời gian
>>> Tìm hiểu thêm: Mức lương của người nước ngoài tại Việt Nam
Lương khi nghỉ bệnh và thai sản/nuôi con
Quỹ bảo hiểm sẽ trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ ốm đau hay nghỉ thai sản. Thời hạn nghỉ thai sản là 6 tháng và người cha được nghỉ phép chăm con từ 5 đến 14 ngày, tùy thuộc vào số lượng em bé ra đời hoặc tình hình sau sinh.
Các chế độ lương thưởng
Ở Việt Nam, việc trả lương tháng 13, thưởng Tết cho người lao động vào dịp Tết Nguyên Đán như thông lệ hằng năm. Mức tiền thưởng phụ thuộc vào kết quả công việc của người lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc cung cấp thêm bảo hiểm sức khoẻ ngoài quỹ bảo hiểm y tế công thường là một phần trong gói quyền lợi.
Các hoạt động team building ngoài giờ làm việc và các chuyến công tác là những quyền lợi cơ bản của người lao động và cơ hội để tăng cường tính đoàn kết và nâng cao tinh thần làm việc, đặc biệt ở nơi có tỷ lệ thay đổi nhân sự cao như Việt Nam.
Các hoạt động ngoài giờ của công ty được người lao động mong chờ.
Quy chế lao động nội bộ
Theo Luật Lao động Việt Nam, với doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, việc đăng ký Quy chế lao động nội bộ với Sở LĐ-TB & XH là điều bắt buộc. Tuy nhiên, với doanh nghiệp dưới 10 người, việc ban hành Quy chế lao động nội bộ là tùy chọn, mặc dù vẫn phải bổ sung các điều khoản kỷ luật và trách nhiệm vào hợp đồng lao động.
Quy chế lao động nội bộ cực kỳ quan trọng vì chúng giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng với người lao động có hiệu suất kém. Vi phạm Quy chế lao động nội bộ có thể dẫn đến hình thức kỷ luật, với thời hạn 6 - 12 tháng để xử lý.
Kỷ luật lao động
Ở Việt Nam, kỷ luật lao động được thực hiện nhằm đảm bảo các quy định nội bộ nơi làm việc đươc tuân thủ.
Quy trình kỷ luật lao động
Thủ tục giải quyết các vi phạm kỷ luật lao động phải tuân các quy định nêu trong Luật Lao động, gồm tiến hành các buổi họp - nơi chủ sử dụng lao động trình bày các chứng cứ về sai phạm của người lao động. Đồng thời, người lao động được quyền tìm kiếm hỗ trợ pháp lý và tham gia biện hộ từ đại điện pháp luật.
Nghĩa vụ về sức khoẻ và an toàn
Doanh nghiệp tại Việt Nam phải thực hiện các quy tắc và quy trình nội bộ dựa trên tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo an toàn tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ. Nhiều doanh nghiệp quốc tế cũng cung cấp bảo hiểm sức khỏe bổ sung cho tăng cường khả năng bảo vệ sự an toàn của người lao động.
Các doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Công đoàn tại Việt Nam
Hệ thống công đoàn tại Việt Nam hoạt động ở nhiều cấp độ, từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xuống các công đoàn cơ sở. Những tổ chức này không tham gia quản lý hoạt động kinh doanh giống như một số nước châu Âu và không được cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù không bắt buộc, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho việc thành lập tổ chức công đoàn cấp doanh nghiệp. Mức phí công đoàn bắt buộc là 2% tổng số lương, và người lao động tham gia công đoàn cũng đóng một phần lương của mình.
Chấm dứt lao động
Việc chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lý do chấm dứt, loại hợp đồng lao động ảnh hưởng đến thời hạn thông báo và trợ cấp thất nghiệp. Bộ luật Lao động thường có xu hướng đứng về phía người lao động, đặc biệt trong các tranh chấp lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
-
Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, nhưng phải tuân thủ đúng thời hạn thông báo.
-
Thời hạn thông báo tối thiểu khác nhau tùy theo loại hợp đồng, từ 3 đến 45 ngày làm việc.
-
Chấm dứt do hiệu suất công việc kém hoặc ốm đau kéo dài cần phải tuân thủ đúng tiêu chí đánh giá hiệu suất.
Song phương chấm dứt hợp đồng
-
Chấm dứt hợp đồng là lựa chọn phổ biến.
-
Người lao động có các biện pháp bảo vệ về mặt pháp lý trong trường hợp bị chấm dứt hợp đồng trái phép, bao gồm việc hòa giải và tuyên bố khôi phục việc làm cùng trách nhiệm bồi thường.
-
Thỏa thuận chấm dứt hợp động theo sự đồng thuận nên đề cập đến ngày chấm dứt hợp đồng, trợ cấp thất nghiệp, ngày nghỉ còn lại, thủ tục bàn giao công việc và các vấn đề liên quan khác để tránh tranh chấp.
Việc chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam dựa trên lý do và loại hợp đồng
Thuế và Nghĩa vụ
Ở Việt Nam, thuế và nghĩa vụ đóng vai trò quan trọng cho kinh tế chung của đất nước, hình thành các nghĩa vụ tài chính của cả cá nhân và doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo quy định thuế tại Việt Nam, cá nhân phải đóng thuế nếu nằm một trong các trường hợp sau:
-
Cư trú tại Việt Nam trong 183 ngày hoặc nhiều hơn trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến.
-
Có nơi cư trú thường xuyên tại Việt Nam trong 183 ngày trở lên.
Cư dân cư trú phải nộp thuế TNCN với mọi nguồn thu nhập. Ngược lại, cá nhân không phải là cư dân cư trú chỉ bị đánh thuế với thu nhập có nguồn gốc từ các hoạt động có liên quan đến Việt Nam, bất có ở trong nước hay không. Mức thuế TNCN ở Việt Nam sẽ khác nhau tùy vào từng cá nhân. Đối với các cá nhân, người lao động sẽ bị đánh thuế theo mức thuế luỹ tiến với mức tối đa 35%, trong khi đó với các cá nhân không phải là cư dân cư trú sẽ bị đánh thuế theo mức thuế suất ở mức 20%.
Quyền lợi bắt buộc
Ngoài thuế TNCN, Việt Nam còn bắt buộc thực hiện chế độ an sinh xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đóng quỹ công đoàn. Cả doanh nghiệp và người lao động đều phải đóng vào các khoản này dựa trên mức lương tháng.
Các mức đóng bắt buộc như:
-
Bảo hiểm xã hội: Người lao động đóng 8%, doanh nghiệp đóng 17,5%.
-
Bảo hiểm y tế: Người lao động đóng 1,5%, doanh nghiệp đóng 3%.
-
Bảo hiểm thất nghiệp: Cả người lao động và doanh nghiệp đều đóng 1%.
-
Quỹ công đoàn: Phí 2% trên quỹ lương bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động.
Các mức đóng tối đa cho bảo hiểm xã hội và y tế là 20 lần mức lương tối thiểu chung, 20 lần mức lương tối thiểu khu vực với bảo hiểm thất nghiệp.
Nộp thuế là nghĩa vụ nhằm đảm bảo tính bền vững về tài chính và phúc lợi xã hội.
Vi phạm giấy phép lao động
Những vi phạm này thường là những trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động hoặc không làm thủ tục miễn trừ thủ tục khi được yêu cầu.
Doanh nghiệp sẽ đối mặt với các mức phạt hành chính lên đến 150 triệu VND (khoảng 6,500 USD). Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài liên quan có thể bị trục xuất.
Aniday - Hỗ trợ doanh nghiệp và lao động nước ngoài
Aniday - cung cấp giải pháp tuyển dụng mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài liên quan đến Luật Lao động của Việt Nam:
-
Cung cấp thông tin về quy định và yêu cầu của Luật Lao động Việt Nam cho doanh nghiệp và người lao động nước ngoài, giúp họ hiểu rõ các thủ tục và trách nhiệm pháp lý.
-
Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nước ngoài trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép lao động, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định và điều kiện của Luật Lao động.
-
Giới thiệu việc làm phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động nước ngoài, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng nhân tài từ nhiều quốc gia.
-
Cung cấp thông tin và lời khuyên về quyền lợi và chính sách an sinh cho cả doanh nghiệp và người lao động nước ngoài, đảm bảo hiểu biết kỹ càng về quy định liên quan đến việc làm tại Việt Nam.
>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ Tuyển dụng Nhân sự của Aniday
Aniday là đối tác đáng tin cậy cho cả doanh nghiệp và người lao động nước ngoài.
Nhìn chung, Luật Lao động Việt Nam gồm nhiều khía cạnh quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động. Với chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về thị trường lao động Việt Nam, Aniday đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và người lao động nước ngoài khi hoạt động và làm việc tại Việt Nam.
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn về Bảng lương Việt Nam (Bản cập nhật năm 2024)