Hướng dẫn nhanh về Bảng lương Việt Nam (Cập nhật năm 2024)

Vận hành quy trình lương tại Việt Nam cần hiểu rõ về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quỹ công đoàn. Bài viết này sẽ đưa ra góc nhìn tổng quan về các quy định mới, có hiệu lực từ tháng 1/2024. 

Hướng dẫn nhanh về Bảng lương Việt Nam (Cập nhật năm 2024) -001

Hướng dẫn mới nhất về bảng lương Việt Nam

Tổng quan về cách tính chi phí lương cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và quỹ công đoàn: 

  • BHXH ở mức 17,5%

  • BHYT ở mức 3%

  • BHTH ở mức 1%

  • Quỹ công đoàn ở mức 2%

(Tất cả được tính dựa trên tổng lương của nhân viên)

Tổng chi phí lương của doanh nghiệp bao gồm tổng số lương chưa trừ thuế của người lao động cộng với các khoản đóng trên. Đây là trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp đối với người lao động, bao gồm các khoản đóng bắt buộc cho phúc lợi xã hội và quyền lợi lao động theo quy định. 

Lưu ý: Mức đóng BHXH, BHYT và BHTN có mức giới hạn tối đa.  

>>> Tìm hiểu thêm: Top 10 headhunter tại Việt Nam

Hướng dẫn nhanh về Bảng lương Việt Nam (Cập nhật năm 2024) -002

Việc tính chi phí lương đối với doanh nghiệp là quan trọng trong hoạch định tài chính.

Chi phí mà nhân sự phải đóng và cách tính toán

Để tính Chi phí mà nhân sự phải đóng sẽ phụ thuộc vào mức lương tổng chưa trừ thuế được thoả thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Dựa trên con số này, các khoản khấu trừ khác nhau sẽ được thực hiện, bao gồm:   

  • BHXH (8%): Nhân viên đóng 8% trên tổng số lương vào quỹ BHXH. Khoản khấu trừ này được quy định bởi pháp luật và được đóng cho các phúc lợi an sinh xã hội.

  • BHYT (1,5%): 1,5% lương tổng của nhân viên sẽ đóng vào quỹ BHYT nhằm đảm bảo các quyền truy cập dịch vụ y tế và chi trả phí y tế. 

  • BHTN (1%): 1% của tổng lương sẽ đóng vào quỹ BHTN, chuẩn bị cho khoản trợ cấp trong trường hợp mất việc. 

Sau khi trừ bảo hiểm, phần thu nhập còn lại (gọi là thu nhập chịu thuế) sẽ là cơ sở để tính thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN được xác định dựa trên biểu thuế lũy tiến. Các khoản giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc (nếu có) sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN. Số thuế cụ thể cần nộp phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế của cá nhân và bậc thuế tương ứng. Phần còn lại là thu nhập thực nhận của người lao động.

>>> Tìm hiểu thêm: Thị trường lao động Việt Nam

Hướng dẫn nhanh về Bảng lương Việt Nam (Cập nhật năm 2024) -003

Chi phí Nhân sự gồm nhiều chi phí khác nhau liên quan đến việc tuyển dụng và duy trì lực lượng lao động

Các khoản đóng và thanh toán cho Chính phủ

Tại Việt Nam, cả doanh nghiệp và người lao động đều có trách nhiệm đóng góp cho các cơ quan nhà nước. Bài viết này cung cấp các chi tiết về các khoản đóng góp và quy trình thanh toán.

Chi tiết về các khoản đóng góp cho cơ quan Chính phủ

Doanh nghiệp và người lao động đều có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng vào các quỹ BHXH, BHYT, quỹ BHTN và công đoàn.

  • BHXH chiếm 25,5% tổng số lương người lao động (trong đó doanh nghiệp đóng 17,5% và người lao động đóng 8%)

  • BHYT là 4,5% (doanh nghiệp đóng 3% và người lao động đóng 1,5%)

  • BHTN đóng 2% tổng cộng (mỗi bên đóng 1%). 

  • Quỹ công đoàn yêu cầu doanh nghiệp đóng 2%.

>>> Tìm hiểu thêm:  Lương trung bình tại Việt Nam

Việc nộp các khoản đóng góp/khấu trừ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp các khoản đóng góp và khấu trừ cho cơ quan chức năng liên quan. Quá trình này bao gồm việc tính toán cẩn thận các khoản phải nộp, khấu trừ từ lương tổng của người lao động, và đảm bảo nộp đúng hạn cho cơ quan chính phủ.

Một số lưu ý đối với lao động nước ngoài

Người lao động nước ngoài có các yêu cầu hoặc miễn trừ khác về một số khoản đóng bắt buộc, ví dụ như việc họ không cần tham gia BHTN. Doanh nghiệp cần nắm bắt điểm khác biệt và đảm bảo chấp hành các quy định liên quan đối với cả lao động trong và ngoài nước. 

Lưu ý: Một số khoản thưởng hoặc trợ cấp đặc biệt có thể loại trừ khi tính bảo hiểm và thuế.

Hướng dẫn nhanh về Bảng lương Việt Nam (Cập nhật năm 2024) -004

Các khoản đóng cho Chính phủ cực kỳ quan trọng để duy trì tính ổn định kinh tế xã hội 

Hướng dẫn nhanh về Bảng lương Việt Nam (Bản cập nhật năm 2024)

Các quy định luôn thay đổi nên nắm bắt thông tin cực kỳ cần thiết để đảm bảo chấp hành và lập kế hoạch tài chính. Quản lý bảng lương Việt Nam đòi hỏi phải xét đến các yếu tố như đóng bảo hiểm, tính thuế, thành lập công đoàn. 

Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các cập nhật mới nhất về Bảng lương Việt Nam năm 2024. 

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN áp dụng với thu nhập chịu thuế hàng tháng, theo mức thuế suất từ 5% đến 35%, theo cấu trúc thuế luỹ tiến. Trước khi tính TNCN, các khoản trừ như giảm trừ gia cảnh (11 triệu VND/tháng) và giảm trừ người phụ thuộc (4,4 triệu VND/tháng/người phụ thuộc) sẽ được áp dụng. Tham khảo chi tiết ở bảng thuế dưới đây:

Mức thuế

Thu nhập chịu thuế hàng tháng (VND)

Mức tối đa trong khung thuế (VND)

5%

lên đến 5,000,000

250,000

10%

5,000,001 - 10,000,000

500,000 (750,000)

15%

10,000,001 - 18,000,000

1,200,000 (1,950,000)

20%

18,000,001 - 32,000,000

2,800,000 (4,750,000)

25%

32,000,001 - 52,000,000

5,000,000 (9,750,000)

30%

52,000,001 - 80,000,000

8,400,000 (18,150,000)

35%

80,000,001 trở lên

-

 

BHXH, BHYT, và BHTN

BHXH, BHYT, và BHTN được tính theo tỷ lệ phần trăm cố định trên tổng lương, với mức đóng cụ thể cho cả doanh nghiệp và người lao động. Mức lương tối đa hàng tháng được áp dụng cho từng loại bảo hiểm, được xác định bằng cách nhân với mức lương cơ bản tối thiểu với 20. 

Loại bảo hiểm

Doanh nghiệp đóng

Người lao động đóng

Mức đóng tối đa hàng tháng (VND)

BHXH

17.5%

8%

36,000,000

BHYT

3%

1.5%

36,000,000

Bảo hiểm thất nghiệp

1%

1%

  • Vùng 1: 93,600,000 VND

  • Vùng 2: 83,200,000 VND

  • Vùng 3: 72,800,000 VND

  • Vùng 4: 65,000,000 VND

 

Phí công đoàn

Ở Việt Nam, doanh nghiệp đóng 2% trên tổng lương của người lao động quỹ công đoàn. Bên cạnh đó, người lao động Việt muốn tham gia vào công đoàn phải đóng thêm 1% trên tổng lương. Mức tối đa của khoản đóng này không quá 180,000 VND. 

Lưu ý: Khi doanh nghiệp và người lao động thống nhất thành lập công đoàn, người lao động sẽ phải đóng 1% tổng lương vào quỹ. 

Lương tối thiểu

Mức lương tháng tối thiểu ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng khác nhau, được quy định bởi Chính phủ. Các vùng này bao gồm nhiều khu vực đô thị và công nghiệp khác nhau, phản ánh sự không đồng đều trong tăng trưởng kinh tế giữa các vùng. Đây là bảng chi tiết về mức lương tối thiểu hàng tháng tại từng vùng: 

Vùng

Lương tháng tối thiểu 

1

4,680,000 (VND)

2

4,160,000 (VND)

3

3,640,000 (VND)

4

3,250,000 (VND)

Vùng 1 gồm những đô thị trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM và Hải Phòng,và các khu công nghiệp như Bình Dương và Đồng Nai. Các vùng 2,3, 4 được đánh giá dựa trên tăng trưởng kinh tế, chi phí sinh hoạt, cơ sở hạ tầng, và sản xuất trong khu vực.  

>>> Tìm hiểu thêm: Luật Lao động Việt Nam

Hướng dẫn nhanh về Bảng lương Việt Nam (Cập nhật năm 2024) -005

TP. HCM (Vùng 1) phải tuân thủ mức lương tối thiểu được quy định 

Việc cập nhật liên tục thông tin về bảng lương tại Việt Nam là điều cần thiết để doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định pháp lý. Tuy nhiên, hệ thống lương phức tạp tại Việt Nam có thể gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc quản lý nhân sự và bảng lương, đừng ngần ngại liên hệ với Aniday. Nếu bạn đang hoạt động tại Indonesia, Singapore, hoặc Ấn Độ, việc hiểu rõ hệ thống lương tại những quốc gia này là vô cùng quan trọng. Liên hệ với Aniday ngay hôm nay để được tư vấn.