#3+ Kĩ Năng Cần Có Để Trở Thành 1 Nhân Viên Telesale Pro

Nghề telesales là làm gì?

Telesales là hình thức bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua điện thoại. Người đảm nhận vị trí Telesales sẽ có nhiệm vụ tiếp cận khách hàng qua điện thoại để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Thường có hai loại hình Telesale: inbound và outbound. Người tư vấn inbound sẽ tiếp nhận cuộc gọi đến của khách hàng, còn người tư vấn outbound sẽ gọi điện tới các khách hàng tiềm năng.

#3+ Kĩ Năng Cần Có Để Trở Thành 1 Nhân Viên Telesale Pro-001

Sự khác nhau giữa nhân viên sale thông thường và telesale là gì?

Nhân viên sale hay telesale đều có chung nhiệm vụ là tìm kiếm khách hàng, tư vấn mặt hàng - dịch vụ của doanh nghiệp và thuyết phục khách mua mặt hàng đã được tư vấn. Điểm khác nhau cơ bản nhất nằm ở hình thức tiếp cận khách hàng. Các nhân viên sale thường gặp mặt trực tiếp khách hàng để giới thiệu sản phẩm, có thể sẽ thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng nếu quy trình mua - bán diễn ra trong thời gian dài, còn các nhân viên telesale thì thực hiện việc tiếp cận khách hàng qua hình thức gọi điện thoại, và thông thường sẽ chốt sale trên các cuộc gọi chứ không gặp mặt trực tiếp với khách.

Làm teleslales có khó không?

Telesale hay bất kì ngành nghề nào muốn thành công cũng cần có sự quyết tâm để theo nghề. Nhưng telesale thì có phần đặc biệt hơn, đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại hơn bao giờ hết bởi việc phải nghe liên tục các lời từ chối hay phàn nàn từ khách hàng là điều không dễ dàng. Một ngày làm việc có thể lên đến 200 cuộc gọi, trong đó chỉ có 10-20 khách hàng đồng ý nghe tư vấn còn lại toàn từ chối thẳng là việc thường xuyên xảy ra khi làm telesale. Tuy nhiên, nghề telesale hiện nay cũng mở ra rất nhiều cơ hội phát triển, nếu hiểu rõ các kỹ năng cần có và cố gắng luyện tập không ngừng sẽ giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

Kĩ năng cần có của telesale

  • Kỹ năng giao tiếp: Một nhân viên telesale thành công cần phải có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Bạn cần có khả năng bắt đầu và duy trì những cuộc trò chuyện có ý nghĩa với những người lạ. Thêm vào đó, bạn cần hiểu rõ các khái niệm khó và giải thích cho khách hàng bằng những từ ngữ thân thuộc, gần gũi hơn. Bên cạnh việc nói, nhân viên telesale còn phải tích cực và kiên nhẫn để lắng nghe những lo lắng, góp ý của khách hàng. Đây là kỹ năng quan trọng nhất để tạo ra cầu nối giữa telesale và khách hàng, giúp một nhân viên telesale bán hàng thành công.
  • Hiểu biết về các tính năng của hệ thống điện thoại và máy tính: Một nhân viên telesale đương nhiên phải có kiến ​​thức làm việc trên hệ thống điện thoại, bởi đó là công cụ bạn sử dụng hằng ngày. Đồng thời, bạn còn cần biết cách sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng và các chương trình máy tính cần thiết cho nhiệm vụ của mình.
  • Khả năng học hỏi nhanh:  Nhân viên telesales cần có kiến ​​thức chuyên sâu và hiểu biết về sản phẩm hoặc dịch vụ để có thể giải thích các ưu điểm cho khách hàng và thuyết phục họ mua hàng từ công ty. Điều này đòi hỏi khả năng học hỏi và nắm bắt kiến thức nhanh.
  • Khả năng giữ bình tĩnh và xử lý tình huống: Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp telesale, bạn cần phải có khả năng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Đôi khi bạn sẽ phải nghe những từ ngữ không chuẩn mực hoặc quá khích từ khách hàng, biết cách giữ bình tĩnh và khéo léo xử lý tình huống là một trong những điều quan trọng giúp làm nên một telesale thành công. 

Thời gian để telesale hiệu quả

Một nghiên cứu năm 2017 của CallHippo cho thấy Thứ Tư và Thứ Năm vẫn là những ngày tốt nhất trong tuần để gọi khách hàng tiềm năng. Đây là một kết quả hoàn toàn dễ hiểu. Bởi thứ sáu là thời gian mọi người chuẩn bị để nghỉ ngơi vào cuối tuần, chẳng ai thích lắng nghe các cuộc gọi từ nhân viên telesale. Còn thứ hai đầu tuần lại là khoảng thời gian mọi người trở lại với công việc và bận rộn cho các kế hoạch của một tuần mới. Giữa tuần là lúc mọi người đã quen với guồng làm việc ổn định và có thể quan tâm đến các cuộc gọi của bạn. 

Nghiên cứu CallHippo cũng chỉ thời điểm tốt nhất để gọi điện cho khách hàng là từ 4:00 đến 5:00 chiều, và kế tiếp là từ 11:00 sáng đến 12:00 trưa. Đây được xem là những khoảng thời gian vàng để telesale hiệu quả.

#3+ Kĩ Năng Cần Có Để Trở Thành 1 Nhân Viên Telesale Pro-002

Các tình huống telesale thường gặp

Mỗi ngày, các nhân viên telesale phải thực hiện liên tục các cuộc gọi cho những người lạ mà họ không hề quen biết. Điều này dẫn đến rất nhiều các tình huống khác nhau mà nhân viên telesale phải lường trước để có hướng xử lý đúng đắn. Một số tình huống mà nghề telesales thường gặp có thể kể đến như khách hàng thẳng thừng cúp máy ngay sau lời chào, hoặc từ chối mua hàng với thái độ khó chịu. Đôi lúc, khách hàng còn sử dụng những từ ngữ vô cùng nặng lời, khó nghe khi nhận được cuộc gọi chào hàng từ nhân viên telesales. Một trường hợp khác dù hiếm gặp hơn nhưng cũng sẽ có những khách nói lòng vòng sang những vấn đề khác không đúng trọng tâm. Đó là lúc những lúc mà kỹ năng xử lý tình huống của nhân viên telesale cần được phát huy. 

Kinh nghiệm telesale xử lý từ chối

Chắc chắn một nhân viên telesale dù giỏi đến đâu cũng từng nhận sự từ chối của khách hàng, nhiều khách hàng thậm chí còn cúp máy ngay sau câu chào đầu tiên. Để từ xử lý sự từ chối một cách khéo léo đòi hỏi nhân viên telesale biết cách đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ lý do tại sao khách không muốn mua hàng. Ví dụ nếu khách nói hiện tại đang bận không có thời gian, hãy đưa ra đề nghị vào một khung giờ khác và bạn phải là người chủ động gọi là cho khách hàng. Nếu khách bảo rằng “không tin vào sản phẩm công ty bạn", hãy hỏi rõ hơn về lý do và xin góp ý nếu khách đã từng trải nghiệm sản phẩm và không thấy hài lòng. Trường hợp khách trả lời thẳng thừng rằng “không có tiền", bạn vẫn có thể khéo léo đưa ra gợi ý về các gói sản phẩm/ dịch vụ với giá thấp hơn hoặc giới thiệu hình thức trả góp. 

Để trở thành 1 Telesale pro, đừng bỏ qua 9 kịch bản telesale hiệu quả, ấn tượng, bán hàng đỉnh cao

Sinh viên có nên đi làm cộng tác viên telesale

Nhiều gia đình không thích con cái mình làm nghề telesale vì họ cho rằng đây là “nghề nghe chửi”, biết bị chửi vẫn phải gọi, vẫn phải mời chào hàng. Nhưng bất kỳ ngành nghề nào, miễn là không phạm pháp, đều đem lại trải nghiệm tích cực khác nhau. Làm CTV telesale là cơ hội rất tốt để sinh viên trau dồi các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,... Dù có quyết định làm tiếp nghề telesale sau khi ra trường hay không thì những trải nghiệm từ công việc này vẫn sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên. 

#3+ Kĩ Năng Cần Có Để Trở Thành 1 Nhân Viên Telesale Pro-003

Những công ty đang tuyển nhân viên telesale mức thưởng cao

Hiện Aniday đang tìm kiếm những ứng viên tiềm năng cho vị trí Telesales với mức thưởng vô cùng hấp dẫn lên đến gần 18 triệu đồng. Giới thiệu ngay ứng viên tiềm năng để nhận thưởng tại: https://aniday.com/job.html?location=0&keyword=telesale