+$15,000 Bạn đang tìm kiếm cơ hội công việc mới? Hãy để các headhunter giúp bạn Bắt đầu ngay >

100+ Cơ hội giới thiệu job của Danh mục Marketing Strategy Planner

Product Manager – SEA (Plant-based nutrition)

Từ $3.400
Sales & BD & Account Business Development Marketing Strategy Planner

Recruiter

Chat

Ẩn danh

Tuyển dụng việc làm Marketing Strategy Planner lương cao | Aniday

1. Marketing Strategy Planner là ai?

Marketing Strategy Planner-001

Marketing Strategy Planner là người hoạch định các chiến lược tiếp thị. Người nắm giữ vai trò này sẽ đưa ra và quyết định các kế hoạch phù hợp với hướng đi và tầm nhìn của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ phải là những người có tầm nhìn xa và thấu hiểu được rất nhiều khía cạnh bao gồm thương hiệu, thị trường và khách hàng của mình. 

Marketing Strategy Planner có thể làm việc ở phía Client (khách hàng doanh nghiệp) hoặc Agency(công ty quảng cáo), tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà công việc của Marketing Strategy Planner cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

Nếu Marketing Strategy Planner làm ở phía Agency:

  • Nhận thông tin từ phòng Kế hoạch và hiểu rõ yêu cầu cụ thể của khách hàng.
  • Triển khai chiến dịch quảng cáo của khách hàng dựa trên thông tin từ brief.
  • Đề xuất các giải pháp và chiến dịch tối ưu trong quá trình chạy quảng cáo để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Tổng hợp và phân tích dữ liệu, đưa ra báo cáo về tiến độ và kết quả của chiến dịch.
  • Đề xuất các cải tiến và điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả và đạt được mục tiêu của khách hàng.
  • Lập bảng báo giá và kế hoạch truyền thông theo yêu cầu từ khách hàng.
  • Phân phối ngân sách sao cho phù hợp và tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Theo dõi và xử lý các lỗi và thay đổi trong quá trình triển khai chiến dịch.
  • Quản lý và đánh giá các chỉ số và kết quả của chiến dịch để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh từ các bộ phận khác theo yêu cầu của quản lý.

Nếu Marketing Strategy Planner làm ở phía Client:

  • Tiếp nhận yêu cầu và thông tin từ khách hàng về chiến lược marketing.
  • Phân tích nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của khách hàng để đề xuất các chiến lược marketing phù hợp.
  • Phát triển và thiết kế kế hoạch chiến lược marketing dựa trên yêu cầu của khách hàng.
  • Tư vấn và đề xuất các ý tưởng, chiến lược, và phương tiện quảng cáo để đáp ứng mục tiêu kinh doanh của khách hàng.
  • Tham gia vào các cuộc họp và thảo luận với khách hàng để đảm bảo rằng kế hoạch marketing đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của họ.
  • Đề xuất các biện pháp điều chỉnh và cải thiện chiến lược marketing nếu cần thiết.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing đã triển khai, và tạo báo cáo kết quả để trình cho khách hàng.

2. Marketing Strategy Planner làm gì?

Marketing Strategy Planner-002

Marketing Strategy Planner có thể làm việc ở phía client (khách hàng) hoặc agency, tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà công việc của Marketing Strategy Planner cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

  • Nghiên cứu thị trường: Việc lắng nghe và hiểu thị trường đang có nhu cầu gì để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể là không thể thiếu trong phần công việc của Marketing Strategy Planner. Rất nhiều doanh nghiệp phải chi trả chi phí khủng dành cho việc sở hữu các số liệu thị trường, chính vì vậy mà đòi hỏi các Marketing Strategy Planner phải có trách nhiệm hơn trong những bước đi của mình.

  • Lập kế hoạch: Đối với Marketing Strategy Planner thì việc làm đầu tiên và tiên quyết nhất chính là thiết kế những hoạt động cụ thể sẽ diễn ra trong cả một quá trình dài. 

  • Trình bày ý tưởng: Sau khi đã hoàn thành xong bản kế hoạch thì nhiệm vụ tiếp theo của Marketing Strategy Planner chính là trình bày ý tưởng của mình với cấp trên. Nếu Marketing Strategy Planner  làm ở phía agency thì sẽ phải trình bày với team account và creative. 

3. Kỹ năng cần có của Marketing Strategy Planner

Marketing Strategy Planner-003

  • Phân tích dữ liệu: Đọc và tiếp nhận thông tin từ báo cáo số để đưa ra các giải pháp cho những khủng hoảng mà doanh nghiệp đang gặp phải. Không những thế, Marketing Strategy Planner còn phải dựa vào thị trường thực tế để nắm chắc không bỏ sót bất kỳ cơ hội phát triển nào cho phía công ty. 

  • Sự sáng tạo: Sáng tạo với mục đích làm mới hình ảnh cũng như để cập nhật kịp thời với xu hướng thế giới cũng góp phần giúp cho công việc của Marketing Strategy Planner thêm thăng hoa hơn. Không còn những màu sắc cứng nhắc, thay vào đó là những hoạt động phong phú với đa dạng loại hình từ online đến offline.

  • Tư duy chiến lược: Đây là kỹ năng bắt buộc nếu muốn thăng tiến nhanh trong công việc của một Planner. Kỹ năng này khó để học, tuy nhiên nếu kiên trì và được trải nghiệm nhiều qua các chiến dịch thì chắc chắn bạn cũng sẽ học được không ít. 

  • Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch gồm các timeline, channel, tactics, KPI là một trong những nhiệm vụ khó nhằn nhất. Không chỉ đòi hỏi  sự lý trí của các planner và có cái nhìn xa của Marketing Strategy Planner, mà các Planner còn phải đảm bảo kết quả mang lại đúng với mục tiêu kinh doanh và marketing của doanh nghiệp.

  • Kỹ năng quản lý: Không chỉ quản lý các dự án, mà còn các đối tác cung cấp chất liệu cho chiến dịch. Công việc với tính chất yêu cầu nhẫn nại và bình tĩnh, giữ tâm lý và một cái đầu lạnh khi làm việc trực tiếp với các bên liên quan.

  • Giao tiếp và thuyết phục: Nghe qua có vẻ không mấy khó khăn, nhưng khi đi vào thực tế thì đây là khâu vô cùng phức tạp. Hiểu được tâm lý khách hàng là một bài toán muôn thuở, vì vậy các Marketing Strategy Planner cần giữ vững tâm lý khi trao đổi với đối tác và thuyết phục họ “mua” bản kế hoạch của mình.

4. Lộ trình thăng tiến của Marketing Strategy Planner

  • Marketing Strategy Intern

  • Marketing Strategy Planner Executive

  • Senior Marketing Strategy Planner

  • ​Marketing Strategy Planner Manager