Scrum thường được định nghĩa là một loại phương pháp Agile. Scrum Framework giúp các tổ chức thực hiện các dự án phần mềm phức tạp. Ở Việt Nam Agile hiện nay cũng đã có rất nhiều công ty lớn, nổi tiếng áp dụng mô hình này như Viettel, Vin Group, Golden Gate, Techcombank, Prudential, Bosch, MSB, NAL,…
Scrum Master là thuật ngữ dùng để miêu tả người chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm gồm có Scrum Master, Product Owner và Development Team trong việc thực hiện quy trình Scrum một cách toàn diện nhất.
Scrum Master giúp:
Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm hiểu rõ yêu cầu và mục tiêu để phát triển sản phẩm một cách phù hợp.
Tạo môi trường làm việc hiệu quả cho nhóm bằng cách cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết.
Xác định các điểm mạnh của từng thành viên và giúp phân chia công việc một cách hợp lý dựa trên kỹ năng của họ. Đồng thời hỗ trợ các thành viên để khắc phục nhược điểm.
Loại bỏ mọi trở ngại mà nhóm gặp phải trong quá trình Sprint.
Tổ chức các cuộc họp định kỳ để cập nhật tình hình và theo dõi tiến độ công việc.
Tổ chức các cuộc họp lập kế hoạch, đánh giá kết quả.
Đào tạo nhóm về các phương pháp và giá trị của Scrum như tự tổ chức và tính đa năng.
Đảm bảo sự minh bạch của quy trình và tuân thủ mô hình Scrum.
Bảo vệ nhóm khỏi sự can thiệp và làm phân tâm từ bên ngoài.
Báo cáo tiến độ cho quản lý và các bên liên quan.
Scrum Master và Project Manager là hai vai trò quan trọng trong quản lý dự án, nhưng chúng có những khác biệt rõ rệt về chức năng, trách nhiệm và phương pháp tiếp cận công việc, chủ yếu là công việc chính của họ cho nên cách tiếp cận của họ cũng rất khác nhau. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa hai vai trò này:
Scrum Master hoạt động trong các dự án Agile, đặc biệt là theo khung làm việc Scrum.
Tập trung vào việc đảm bảo nhóm Scrum tuân thủ các nguyên tắc và thực hành của Scrum.
Không quản lý dự án theo cách truyền thống, mà chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ và dẫn dắt nhóm.
Hỗ trợ nhóm Scrum tự tổ chức và làm việc hiệu quả.
Loại bỏ các trở ngại (impediments) ảnh hưởng đến tiến độ của nhóm.
Tạo môi trường làm việc thuận lợi và thúc đẩy sự hợp tác trong nhóm.
Đảm bảo rằng các sự kiện Scrum (như Sprint Planning, Daily Scrum, Sprint Review, và Sprint Retrospective) diễn ra đúng quy định.
Project Manager có thể hoạt động trong nhiều khung quản lý khác nhau, bao gồm cả truyền thống (Waterfall) và Agile.
Quản lý toàn diện các khía cạnh của dự án bao gồm lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đóng dự án.
Chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các mục tiêu dự án, bao gồm phạm vi, thời gian, chi phí và chất lượng.
Lập kế hoạch dự án chi tiết và xác định các mốc thời gian.
Quản lý ngân sách và nguồn lực dự án.
Giám sát và kiểm soát tiến độ dự án để đảm bảo hoàn thành đúng hạn và trong ngân sách.
Quản lý rủi ro và các thay đổi trong dự án.
Báo cáo tiến độ dự án cho các bên liên quan.
Có rất nhiều thứ cần phải học nếu muốn trở thành một Scrum Master chuyên nghiệp, bạn có thể đăng ký tham gia các khoá học ngắn và bổ sung thêm các kỹ năng thông qua một số buổi hội thảo chuyên đề. Quan trọng hơn hết chính là thường xuyên luyện tập để nâng cao khả năng xây dựng của mình. Phía dưới là một số mục bạn có thể tham khảo để cải thiện kiến thức và kỹ năng trên con đường sự nghiệp trở thành một Scrum Master.
Văn bằng chuyên về công nghệ thông tin, kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng.
Tham gia các khóa học và hội thảo về Agile và Scrum để nắm vững lý thuyết và thực hành.
Nắm rõ kiến thức nền cơ bản về Scrum, các thuật ngữ, cụm từ, hệ thống và thuật ngữ cơ bản để kết hợp các phương pháp một cách an toàn.
Đạt chứng chỉ uy tín dành cho Scrum Master:
Tham gia các diễn đàn, nhóm thảo luận và sự kiện về Agile.
Học hỏi từ các chuyên gia và chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng.