General Manager, hay Tổng quản lý, là người lãnh đạo các doanh nghiệp, bao gồm nhà máy, văn phòng, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và khách sạn. Họ sẽ giám sát một bộ phận, chi nhánh hoặc hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp với tư cách này. Họ sẽ chịu trách nhiệm cho nhiều công việc như quản lý nhân sự, kế toán, chăm sóc khách hàng, duy trì văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo công ty có đầy đủ điều kiện để sinh lợi từ hàng hóa và dịch vụ.
General Manager hay được coi là cộng sự đắc lực của CEO, hỗ trợ theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp như:
Tuỳ từng mô hình hoạt động của từng doanh nghiệp, vị trí General Manager sẽ có những đầu việc khác nhau. Dưới đây là những nhiệm vụ chung của một Tổng Quản lý:
Lập và triển khai kế hoạch kinh doanh
Phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng chỉ tiêu, định hướng và vạch ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình chung
Dẫn dắt đội ngũ lãnh đạo trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược mở rộng quy mô doanh nghiệp
Thực hiện hiệu quả các kế hoạch, hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra về hiệu quả kinh doanh như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và đạt được chỉ tiêu đề ra của từng bộ phận
Quản lý, điều phối hoạt động của doanh nghiệp:
Quản lý mọi hoạt động của các phòng ban nhằm đảm bảo mọi hoạt động của các phòng ban diễn ra thông suốt và hiệu quả
Tổng quan về điều hành hoạt động kinh doanh, bao gồm sự hài lòng của khách hàng, nhân sự, kết quả kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận
Cải thiện chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách trao đổi, hướng dẫn, đào tạo nhân viên nhằm hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
Xây dựng quy trình hoạt động tiêu chuẩn:
Phối hợp với các phòng ban nhằm xây dựng mô tả công việc và trình tự thực hiện công việc tiêu chuẩn cho từng vị trí
Áp dụng và giám sát rằng quy trình đã được phê duyệt có được tuân theo bởi nhân viên hay không và kịp thời điều chỉnh nếu cần
Thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình làm việc phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp
Giải quyết sự cố và vấn đề phát sinh:
Chỉ đạo nhân viên xử lý kịp thời các vấn đề, sự cố phát sinh
Nhanh chóng huy động sự phối hợp của các phòng ban liên quan, xử lý hiệu quả các vấn đề
Quản lý nhân sự:
Quản lý trực tiếp hoặc thông qua các trưởng phòng toàn bộ hệ thống nhân sự
Phê duyệt các kế hoạch nhu cầu nhân lực từ các trưởng phòng
Đảm bảo đội ngũ các phòng ban hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Tham gia tuyển dụng, đàm phán chế độ cho nhân sự quản lý
Đánh giá nhân viên, đề xuất khen thưởng, thăng chứng hay kỷ luật
Phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên
Phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác, tin cậy giữa với các nhân viên
Bộ kỹ năng cần thiết của General Manager sẽ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và vị trí công tác. Một số kỹ năng quan trọng có thể kể tới như:
Kỹ năng quản lý nhân sự: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân trong nhóm là điều vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của một Tổng quản lý. Để lãnh đạo được các phòng ban, General Manager cần giành được sự tôn trọng từ từng thành viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo khéo léo cần biết phát huy ưu điểm và dung hoà được tính cách riêng của từng cá nhân, góp phần tăng cường tính đoàn kết trong nhóm, nhằm tạo ra môi trường làm việc tích cực và được xây dựng dựa trên sự tin cậy.
Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là yếu tố cần thiết bậc nhất đối với Tổng quản lý, bởi họ đại diện cho nhiều phòng ban trong doanh nghiệp. Một số khó khăn thường gặp có thể:
Không truyền đạt ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng cho cấp dưới hiểu do khả năng truyền đạt chưa tốt hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc trình bày, sắp xếp và diễn đạt suy nghĩ
Không thường xuyên tương tác, trao đổi trực tiếp với nhân viên có thể dẫn đến khó khăn trong việc truyền đạt, trao đổi khi cần
Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược: nhiệm vụ quan trọng của General Manager là lập kế hoạch và đưa ra chiến lược để phát triển doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi người làm phải tỉnh táo, sáng tạo để đổi mới và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Điều này yêu cầu kỹ năng phân tích, đưa ra quyết định kịp thời. Trong đó, một khía cạnh quan trọng mà General Manager cần lưu tâm là chiến lược marketing, giúp nâng cao giá trị thương hiệu và doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính: General Manager chịu trách nhiệm giám sát mảng tài chính của công ty. Cụ thể là lập dự toán ngân sách, phân tích doanh thu - chi phí, dư báo xu hướng tài chính sắp tới, và quản lý dòng tiền. Với kỹ năng tài chính tốt, General Manager cần đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý, mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một báo cáo tài chính minh bạch sẽ giúp tối ưu hoá hiệu quả hoạt động và kế hoạch đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp
Kỹ năng phát triển kinh doanh: kỹ năng này giúp họ xác định và nắm bắt cơ hội mới, kết nối với khách hàng tiềm năng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Nếu General Manager thiếu kỹ năng này sẽ không thể đưa công ty tiến xa hơn và dễ bị thay thế bới người có tầm nhìn dài hạn hơn.
Kỹ năng đưa ra quyết định: General Manager thường phải quyết định trong nhiều tình huống và vấn đề của công ty, nhân sự và cả vấn đề kinh doanh. Kỹ năng ra quyết định kịp thời và sáng suốt sẽ giúp họ vượt qua thách thức và đạt được mục tiêu. Họ cũng có thể áp dụng năng lực này khi đưa kế hoạch chiến lược cho tương lai của doanh nghiệp. Ví dụ như nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, General Manager cần cân nhắc về nguồn vốn, địa điểm xây dựng và loại hình tuyển dụng nhân sự cần thiết.
Mặc dù không có phương pháp lý tưởng duy nhất để trở thành General Manager, người đó có thể theo đuổi bằng cách tìm hiểu về yêu cầu bao gồm đào tạo và kinh nghiệm, năng lực, hướng đi sự nghiệp tiềm năng, thu nhập, cơ hội nghề nghiệp.
General Manager là vị trí cần thiết ở gần như mọi doanh nghiệp. Họ có thể nắm và xử lý được vấn đề quản lý ở các mảng:
Vị trí General Manager là một trong những cấp quản lý xếp hạng cao cấp trong một doanh nghiệp. Vì vậy, mức lương của vị trí này rất cao đi đôi với trách nhiệm lớn. Theo khảo sát gần đây, mức lương trung bình của General Manager nằm trong khoảng 40,2 - 50,8 triệu VND/ tháng. Mức cao nhất được ghi nhận là 115 triệu VND/tháng. Sự chênh lệch lớn là do quy mô và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Ngoài thu nhập cao ngất ngưởng, người giữ chức vụ General Manager còn có nhiều cơ hội xây dựng các mối quan hệ với nhiều bên khác nhau như đối tác, ban giám đốc, mang lại nhiều lợi ích khác cho sự nghiệp quản lý của mình.