+$15,000 Bạn đang tìm kiếm cơ hội công việc mới? Hãy để các headhunter giúp bạn Bắt đầu ngay >

100+ Cơ hội giới thiệu job của Danh mục Product

Product Manager

Từ $2.000
Product Product Manager Product Owner

Recruiter

Chat

Ẩn danh

Head Of Product

Thương lượng
IT Head of Product Management

Recruiter

Chat

Ẩn danh

Tuyển dụng việc làm Product lương cao l Aniday

1. Sản phẩm (Product) là gì?

Sản phẩm được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng, đóng vai trò là giải pháp sẵn có để sử dụng. Nó cung cấp giá trị bằng cách đạt được mục tiêu cụ thể, dù đó là đơn giản hóa công việc, giải trí hoặc giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Khái niệm "sản phẩm" liên quan đến việc hình dung và phác họa các tính năng và lợi ích có thể của sản phẩm mới. Khi mọi thứ thành hình và giới thiệu ra thị trường, nó trở thành một sản phẩm thực thụ.

Sản phẩm có thể ở dưới dạng:

  • Hàng hóa hữu hình: là hàng hóa mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy, chạm được vào hoặc vận hành. Ví dụ như quần áo, ô tô, điện thoại thông minh và thiết bị điện gia dụng.
  • Dịch vụ: là giải pháp không hữu hình được cung cấp cho khách hàng dưới dạng chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính, phần mềm dịch vụ (SaaS), tư vấn hoặc các dịch vụ khác.
  • Sản phẩm kỹ thuật số: bao gồm các trang web, ứng dụng di động, công cụ sản xuất, mạng xã hội, website thương mại điện tử, dịch vụ phát trực tuyến và các nền tảng kỹ thuật số khác cung cấp giá trị thông qua tương tác số.
  • Trải nghiệm: Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp các trải nghiệm độc đáo hoặc thay đổi cuộc sống như tour hướng dẫn, buổi biểu diễn trực tiếp, các dịch vụ giải trí chủ đề hoặc các khoá học online.

Product-001

2. Quản trị sản phẩm là gì?

Product manager hay product owner cần thực hiện nhiều nhiệm vụ thiên về vạch định chiến lược mỗi ngày, mặc dù họ thường không tự quản lý hấu hết các trách nhiệm; các đội ngũ hay bộ phận khác thường chia sẻ thực hiện những nhiệm vụ này.

  • Thực hiện nghiên cứu: Nâng cao kiến thức về thị trường, tình hình hiện tại của doanh nghiệp, nhóm đối tượng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.

  • Xây dựng chiến lược: Biến những kiến thức chuyên sâu thành kế hoạch chiến lược cho sản phẩm của họ, bao gồm đặt mục tiêu và định hướng, phác thảo sản phẩm và có thể tạo bản phát thảo thời gian biểu.

  • Thông tin kế hoạch: Tạo kế hoạch chiến lược sử dụng bản đồ sản phẩm (product roadmap) và trình bày cho các bên liên quan chính yếu như lãnh đạo, nhà đầu tư và đội ngũ phát triển. Duy trì giao tiếp liên tục với các đội trong suốt quá trình phát triển và sau đó. 

    • Điều phối phát triển: Sau khi kế hoạch chiến lược được phê duyệt, phối hợp với các nhóm liên quan như tiếp thị sản phẩm và phát triển để bắt đầu thực thi.

    • Thực hiện phản hồi và phân tích dữ liệu: Sau khi sản phẩm được thành hình, thử nghiệm và ra mắt, phân tích dữ liệu và thu thập phản hồi từ người dùng để xác định những gì hoạt động, những gì không hoạt động và những gì cần được bổ sung. Hợp tác với các đội áp dụng phản hồi này vào các phiên bản sản phẩm tiếp theo

3. Quá trình quản lý sản phẩm là gì?

Không có “bí kíp" nào "hoàn hảo" để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Các doanh nghiệp, giai đoạn vòng đời sản phẩm và tính cá nhân riêng biết của từng thành viên trong đội ngũ đều ảnh hưởng đến cách thức quá trình này thay đổi.

Tuy nhiên, trong ngành này vẫn có sự linh hoạt và điều chỉnh cùng hướng về cách thực hành tối ưu nhất. Đặc biệt, quản lý sản phẩm theo phương pháp Agile là phương pháp linh hoạt cho việc phát triển và triển khai chiến lược sản phẩm mà các nhóm hợp tác nhằm đạt được mục tiêu dự án. 

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình này là tìm kiếm một nỗi đau đáng giá của khách hàng, trong đó khách hàng cố gắng giải quyết vấn đề nhưng không thể làm được. Hoặc ngược lại, ngay cả khi họ có thể làm được, nhưng nó tốn kém, mất thời gian, tốn nguồn lực, không hiệu quả hoặc chỉ đơn giản là không thoải mái. 

Quản lý sản phẩm chuyển những phàn nàn, nguyện vọng và ước mơ của khách hàng thành một mục tiêu tiên quyết của doanh nghiệp, sau đó tìm kiếm giải pháp. Cảm hứng và động lực sẽ thúc đẩy cho tất cả những gì diễn ra tiếp theo đến từ việc mong muốn tìm ra giải pháp và giảm bớt nỗi đau đó. 

Bước 2: Đánh giá tiềm năng

Mặc dù khách hàng có thể trải qua nhiều vấn đề hay nỗi đau khác nhau, nhưng không phải tất cả đều đáng để giải quyết. Tại giai đoạn này, product manager cần cân nhắc đến khía cạnh của doanh nghiệp nhiều hơn thay tập trung vào khách hàng.

Product Manager cần trả lời cho các câu hỏi dưới đây để có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh nhằm hỗ trợ việc chi tiêu phát triển một sản phẩm hoặc giải pháp mới:

  • Thị trường có thể tiếp cận là bao lớn?
  • Vấn đề hay nỗi đau có đủ nghiêm trọng đối với cá nhân khi nhìn ra những giải pháp khác?
  • Có giải pháp khác trên thị trường hay chưa, và họ sẵn sàng trả phí cho giảp pháp thay thế?
  • Nếu có cơ hội đủ lớn, product manager có thể cố gắng giải quyết nhu cầu thị trường sau khi đánh giá tiềm năng thị trường được không? 

Bước 3: Nghiên cứu giải pháp tiềm năng

Product Manager nghiên cứu kỹ càng các giải pháp tiềm năng cho những thách thức và vấn đề của người tiêu dùng với mục tiêu đã định hướng. Họ không nên loại bỏ bất cứ điều gì ở giai đoạn quá sớm mà thay vào đó nên nhìn một cách tổng quan hơn để tìm kiếm câu trả lời.

Mặc dù đem một số ý tưởng này thảo luận với đội kỹ thuật để đảm bảo chúng có thể triển khai được đúng hướng là một điều nên làm, nhưng họ cần xác thực các tùy chọn đó với thị trường mục tiêu trước. Product Manager thường xây dựng chân dung khách hàng để xem xét liệu các nhóm người này có thực sự quan tâm đến sản phẩm của họ hay không.

Nếu bỏ qua giai đoạn này và bắt đầu phát triển ngay lập tức, điều này có thể dẫn đến những sai lầm không thể khắc phục hoặc chậm trễ đáng kể. Việc nhận được cam kết từ khách hàng tiềm năng rằng ý tưởng đó là điều họ sẽ mong muốn, sử dụng và sẵn sàng móc ví ra chi trả là bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường.

Bước 4: Xây dựng Sản phẩm Tối thiểu Hoạt động được (Minimum Viable Product - MVP)

Bây giờ là lúc bắt đầu tham gia đội phát triển sản phẩm. Đội có thể xây dựng phiên bản có khả năng hoạt động của sản phẩm để thử nghiệm trên thực tế với người dùng sau khi xác định tập hợp tối thiểu các tính năng.

MVP là sản phẩm có đủ tính năng để thu hút người dùng sớm và xác minh khái niệm sớm trong chu kỳ phát triển sản phẩm. MVP có thể hỗ trợ đội ngũ sản phẩm trong lĩnh vực phần mềm bằng cách tăng tốc quá trình thu thập phản hồi từ khách hàng, cho phép cải tiến lặp đi lặp lại sản phẩm.

Để đảm bảo các tính năng thiết yếu của MVP đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều tính năng không cần thiết sẽ bị loại trừ. Việc đầu tư nhiều tài nguyên vào sản phẩm chưa được kiểm nghiệm là cần được cân nhắc kỹ càng, do đó các tính năng phụ có thể chờ các vòng sau của đời sản phẩm.

MVP có thể được sử dụng kết hợp với tiếp thị sản phẩm để kiểm tra chức năng sản phẩm cũng như cam kết giá trị (value proposition) và thông điệp chung về sản phẩm . Xác định xem thị trường phản ứng như thế nào với sản phẩm mới này và liệu nó có thỏa mãn đủ các nhu cầu cơ bản hay không là điều vô cùng quan trọng.

Bước 5: Thiết lập vòng lặp phản hồi

Phản hồi người dùng là đều cần thiết ở mọi giai đoạn phát triển sản phẩm, đặc biệt là trong quá trình ra mắt MVP. Khi người tiêu dùng tương tác với sản phẩm thực, product manager có thể hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn và sở thích của họ.

Product manager phải thu thập, phân tích và hành động trước phản hồi, tích hợp chúng vào danh mục công việc hoặc kế hoạch sản phẩm.

Bên cạnh đó, product manager cần thông báo thường xuyên cho người tiêu dùng biết phản hồi của họ được giải quyết ra sao, đảm bảo họ biết các ý kiến và mối quan ngại của họ sẽ được xem xét và giải quyết.

Bước 6: Lập kế hoạch quyết định

Sau khi MVP thành công, product manager cần đầu tư xây dựng kế hoạch cho sản phẩm đó bao gồm các mục tiêu, mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, triển khai rộng rãi ra thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Đồng thời, chúng ta cần xác định các chỉ số đo lường (KPI) phù hợp để theo dõi tiến trình, đảm bảo phù hợp với mục tiêu công ty. Chiến lược cần đặt trọng tâm vào việc cải tiến dần dần, bước đi chắc chắn.Kế hoạch phát triển sản phẩm cần đặt trong khuôn khổ thực tiễn, hướng tới mục tiêu có thể đạt được thông qua các bước nhỏ. Kết quả sẽ được đánh giá bằng KPI và các chỉ số liên quan.

Tất cả hoạt động này phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp, khai thác tốt những lợi thế hiện có. 

Bước 7: Thực hiện

Sau khi đã có chiến lược, phản hồi tích cực và sản phẩm khả thi, đây là lúc chuyển ý tưởng thành hành động thực tế. Sử dụng các khung phân tổ ưu tiên, họ sẽ xác định các nhiệm vụ phát triển để hoàn thành mục tiêu quan trọng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong quá trình này, cần có đại diện từ mọi bộ phận trong công ty.

Xây dựng lộ trình sản phẩm bao gồm các ưu tiên này và đặt trọng tâm vào chủ đề, kết quả hơn là các tính năng, thời hạn. Điều này giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn kế hoạch cũng như ý nghĩa chiến lược của chúng. 

Product-002

4. Sự khác biệt giữa quá trình Quản lý sản phẩm và quá trình Phát triển sản phẩm như thế nào?

Thường xuyên có sự hiểu lầm về bản chất của quá trình Phát triển và Quản lý sản phẩm, cũng như sự khác biệt giữa vai trò của quản lý và người phát triển sản phẩm. Quá trình phát triển và quản lý sản phẩm có mối quan hệ phức tạp hơn những gì ở bề mặt, kể cả khi có một số tương đồng về vị trí.

Quá trình phát triển sản phẩm tập trung vào quá trình hình thành khái niệm đến lúc ra mắt thị trường của sản phẩm. Đặc biệt, phát triển sản phẩm liên quan đến công việc thực tiễn hơn: nó bao gồm phát triển, xây dựng và thử nghiệm khái niệm thành sản phẩm có thể bán được.

Xem quá trình phát triển sản phẩm như là cách thức và thời điểm để mang sản phẩm ra đời. Điều này bao gồm xác định cách tốt nhất để phát triển từng tính năng hoặc cả sản phẩm, đồng thời xác định thời điểm phát hành phù hợp. Nó cũng liên quan đến việc cải tiến, bổ sung tính năng cho sản phẩm hiện hành nếu cần thiết. Các kỹ sư sẽ thiết kế, phát triển, làm mẫu và kiểm tra sản phẩm, đồng thời chia nhỏ nó thành từng phần để giao cho khách hàng dễ dàng. Qua đó, họ mang ý tưởng đến giai đoạn hoàn thiện và ra mắt thị trường.

Quản lý sản phẩm tập trung vào khái niệm "cái gì" và "bức tranh toàn cảnh", xác định tầm nhìn, lộ trình và kế hoạch tiếp thị sản phẩm, bao gồm chiến lược giá và tiếp thị. Quản lý sản phẩm đảm bảo mọi người đều hiểu rõ mục đích, vấn đề mà sản phẩm giải quyết và hướng đi của nó. 

5. Những kỹ năng quan trọng của chuyên gia trong lĩnh vực Sản phẩm là gì?

Tư duy chiến lược: Họ cần có khả năng tư duy chiến lược để hiểu rõ bức tranh tổng thể và ra quyết định hỗ trợ mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực tư duy chiến lược giúp họ nhận ra cơ hội và nguy cơ, đánh giá nỗ lực, biết điều chỉnh chiến lược khi cần thiết và đưa ra quyết định tốt nhất vào thời điểm quan trọng nhất. Họ nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng, xu hướng ngành và mục tiêu của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược sản phẩm bền vững, dẫn tới thành công cho doanh nghiệp.

Hiểu biết về ngành và chỉ số đo lường: Một kỹ năng quan trọng của quản lý sản phẩm là hiểu biết về xu hướng thị trường và theo dõi các chỉ số như chi phí khách hàng mới, tỷ lệ chuyển đổi, người dùng hoạt động hàng ngày, tỷ lệ sử dụng tính năng, tỷ lệ người dùng rời đi. Họ cần định nghĩa rõ trường hợp sử dụng và nhân vật khách hàng tiềm năng, kết hợp dữ liệu và phản hồi để đạt được sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường. 

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: có thể trình bày ý tưởng và kế hoạch chiến lược một cách thuyết phục, xây dựng niềm tin cho các bên liên quan và đặt ra kỳ vọng hợp lý. Họ truyền đạt rõ ràng tầm nhìn và chiến lược sản phẩm, mang lại sự rõ ràng và phòng tránh sự hiểu lầm có thể làm chậm quá trình phát triển. Ngoài ra, chuyên gia sản phẩm cần lắng nghe tích cực ý tưởng và lo ngại của đội ngũ. Kỹ năng giao tiếp có thể được phát triển bằng cách luyện tập thường xuyên trong các cuộc họp, hội nghị và cuộc gọi.

Hiểu biết về trải nghiệm người dùng (UX): Trong khi tất cả các kỹ năng đều quan trọng, các chuyên gia trong quá trình quản lý và phát triển sản phẩm cần có hiểu biết sâu sắc về thiết kế UX, bên cạnh các kỹ năng khác. Công ty cần mang đến trải nghiệm độc đáo cho khách hàng nếu muốn phát triển. UX quyết định thành công của doanh nghiệp, vì vậy họ sẽ có lợi thế khi nắm vững cơ bản về UX và kết hợp với chuyên môn của UX researcher.

Phân tích dữ liệu: Họ sử dụng dữ liệu cho phân tích hành vi khách hàng, thử nghiệm A/B và xác định các điểm gây ra sự ma sát. Hiểu biết về dữ liệu giúp đưa ra quyết định sản phẩm dựa trên cơ sở có căn cứ, theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả và đánh giá thành công. Mặc dù không yêu cầu kỹ năng khoa học dữ liệu, họ nên thành thạo trong việc sử dụng dữ liệu phức tạp để đưa ra quyết định và đạt được thành công của doanh nghiệp.

Nhạy bén trong kinh doanh: Khả năng phân tích vấn đề kinh doanh và đưa ra phán đoán có cơ sở dẫn đến kết quả tốt. Chuyên gia sản phẩm, đặc biệt là product manager cần nắm vững kiến thức kinh doanh bởi họ là nhân tố then chốt trong việc tạo ra sản phẩm hỗ trợ mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Các thành phần tài chính quan trọng của doanh nghiệp như doanh thu tái đăng ký hàng tháng (MRR), giá trị khách hàng trong suốt vòng đời (CLV), biên lãi, ngân sách,... cần đơn giản để PM hiểu và truyền đạt được.

Quản lý dự án: Kỹ năng quản lý dự án là cần thiết cho người làm ngành Sản phẩm. Họ phải có khả năng tổ chức và giám sát dự án một cách hiệu quả, theo dõi tiến trình và điều chỉnh công việc khi cần thiết. Kỹ năng quản lý dự án tốt sẽ đảm bảo mọi sản phẩm được sản xuất đúng tiến độ và đạt chất lượng.