+$15,000 Bạn đang tìm kiếm cơ hội công việc mới? Hãy để các headhunter giúp bạn Bắt đầu ngay >

100+ Cơ hội giới thiệu job của Danh mục Sales Executive

Sales Manager (Packaging, Printing machinery)

Thương lượng
Sales & BD & Account Sales Executive Sales Manager

Recruiter

Chat

Ẩn danh

Tuyển dụng việc làm Sales Executive lương cao | Aniday

1. Sales Executive là gì?

Sales Executive-001

Sales Executive (Chuyên viên kinh doanh) là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang thực hiện những công việc liên quan đến bán sản phẩm/dịch vụ của công ty, là trung gian kết nối khách hàng với sản phẩm. Đây là bộ phận quyết định phần lớn về mặt doanh thu của doanh nghiệp. 

Ở phòng sales sẽ bao gồm nhiều vị trí tương đương với số năm kinh nghiệm, năng lực như:

  • Salesman (Nhân viên kinh doanh)

  • Sales Executive (Chuyên viên kinh doanh)

  • Sales Leader (Trưởng nhóm kinh doanh)

  • Sales Manager (Quản lý kinh doanh)

  • Sales Director (Giám đốc kinh doanh)

2. Những công việc chính của Sales Executive

Sales Executive-002

Ở cấp độ của một Sales Executive, nhiệm vụ hàng ngày sẽ khá nhiều do nhu cầu thị trường và sự ra mắt của nhiều mặt hàng cạnh tranh của đối thủ ngày càng tăng cao. Dưới đây là một số đầu việc đặc trưng mà Sales Executive sẽ phải đảm nhận:

  • Nghiên cứu, khảo sát thị trường.

  • Tìm kiếm khách hàng mục tiêu qua các phương tiện.

  • Lập kế hoạch kinh doanh cho từng giai đoạn trong năm.

  • Xử lý các vấn đề mà khách hàng gặp phải khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ công ty.

  • Xây dựng quan hệ thân thiết với khách hàng tiềm năng.

  • Làm việc với team Marketing để nắm bắt các chương trình tiếp thị nhằm phổ biến cho khách hàng, thống nhất trong quá trình kinh doanh.

  • Phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả cho cấp trên.

Nếu muốn đạt được vị trí cao nhanh chóng, Sales Executive phải học được cách làm một số đầu việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao như:

  • Xây dựng các mục tiêu kinh doanh dựa theo tình hình của doanh nghiệp.

  • Đào tạo và quản lý đội ngũ sales.

  • Phân công và theo dõi hiệu suất làm việc của từng nhân viên, thiết kế lộ trình công việc phù hợp với từng cá nhân.

  • Đề xuất phương án “bài toán về giá” với lãnh đạo cấp cao.

  • Giải quyết những phát sinh trong quá trình bán hàng.

  • Thương lượng với đối tác để đạt được những thỏa thuận có lợi cho đôi bên.

3. Kỹ năng cần thiết để trở thành Sales Executive

Sales Executive-003

  • Kỹ năng giao tiếp: Để có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm của mình, thì Sales Executive phải ăn nói thật khéo léo. Đây là kỹ năng quan trọng để bạn có thể phát triển và đi lâu dài với nghề.

  • Kỹ năng xử lý tình huống: Đối với bất kỳ Sales Executive nào cũng nên tập làm quen với những tình huống “khó đỡ" từ phía khách hàng. Từ đó, rút ra cho mình những bài học “xương máu" và có thể xử lý khéo léo hơn trong tương lai.

  • Kỹ năng bán hàng: Muốn bán được hàng thì cũng phải có kỹ năng, vậy thì mới có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi. Kỹ năng này có thể học từ trường lớp và nếu được áp dụng thực tiễn nhiều thì bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn.

  • Kỹ năng đàm phán: Đây là kỹ năng phải có nếu bạn không muốn mất đi những quyền lợi đáng lẽ phải thuộc về mình. Đàm phán là một kỹ năng khó, nhưng nếu luyện tập và đi thực tế nhiều bạn sẽ làm chủ được nó. Bên cạnh sự luyện tập chăm chỉ đó, bạn cũng cần phải nắm rõ tình hình thị trường, thường xuyên cập nhật những biến động dù nhỏ nhất để nắm quyền đặt điều kiện trong cuộc chiến thương lượng.

  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Mỗi khách hàng đều là người mang lại “miếng cơm” cho công ty, thậm chí còn nhiều hơn nếu cảm thấy hài lòng về cách làm việc của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, các nhân viên sales cần chú ý khâu hậu mãi phải take care thật tốt từ A-Z đến khách hàng tiềm năng của mình.

Ngoài ra, để nhanh chóng thăng tiến trong công việc bạn nên trau dồi thêm một kỹ năng khác như:

  • Kỹ năng ngoại ngữ: Biết thêm ngoại ngữ sẽ là “bàn đạp" cho những ai muốn chinh phục thị trường quốc tế hay mong muốn làm việc ở công ty nước ngoài. Biết thêm một ngoại ngữ sẽ giúp bạn tự tin và dễ đàm phán với khách hàng hơn.

  • Tin học văn phòng: Việc sử dụng nhuần nhuyễn những công cụ trong tin học sẽ giúp cho Sales Executive tiết kiệm được thời gian trong xử lý các báo cáo và dễ dàng hơn trong việc quản lý số liệu.

4. Sự khác biệt giữa Sales Executive và Business Development

Nhìn có vẻ hai vị trí này sẽ có nhiệm vụ giống nhau, tuy nhiên tính chất và một số mục đặc trưng của cả hai lại có điểm khác biệt rõ ràng. Dưới đây là bảng phân tích sự khác biệt mà bạn có thể xem qua:

  Sales Executive Business Development
Mục tiêu Đạt hoặc vượt chỉ tiêu bán hàng Nhắm đến việc nhận diện và tận dụng các cơ hội kinh doanh mới cho tăng trưởng bền vững.
Phạm vi Tập trung vào việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ra doanh thu ngay lập tức.

 

Tập trung vào các cơ hội tăng trưởng chiến lược và mở rộng kinh doanh lâu dài.

Phương pháp Thuyết trình, thương lượng và đóng gói để bán hàng cho khách hàng Nghiên cứu, phân tích và đề xuất để thuyết phục khách hàng

5. Sales Executive tìm việc ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều nguồn tìm việc linh động và cung cấp thông tin chi tiết về công việc mà ứng viên có thể tham khảo như:

  • Các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram)

  • Các trang web tìm việc (Aniday, LinkedIn,vv)

  • Bạn bè, đồng nghiệp cũ,..