UX là viết tắt của thiết kế “Trải nghiệm người dùng - User experience”, trong khi đó, UI là viết tắt của thiết kế “Giao diện người dùng - User Interface”. Cả hai công việc đều cần thiết và được kết hợp với nhau để cùng tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh vì chúng là 2 lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên hoạt động song song.
Hãy cùng xem qua những điều bạn cần biết về thiết kế UX/UI dưới đây.
Thiết kế UX ưu tiên khía cạnh con người trong thiết kế sản phẩm, nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm vừa dễ sử dụng vừa có thể giữ chân người trải nghiệm.
Thiết kế UX sẽ xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến cách người dùng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ, như việc các yếu tố này sẽ tác động đến cảm xúc của người dùng như thế nào và dễ dàng để người dùng hoàn thành các hoạt động mà họ muốn hay không. Điều này có thể đề cập đến sự thuận tiện trong quá trình thanh toán trực tuyến hoặc cảm giác chạm của một sản phẩm vật chất hiện hữu trong tay bạn.
“Mọi khía cạnh tương tác của người dùng cuối cùng với doanh nghiệp, các dịch vụ và sản phẩm của nó đều được bao gồm trong trải nghiệm người dùng." - Don Norman, kiến trúc sư UX, nhà khoa học nhận thức.
Trong UX, Thiết kế giao diện người dùng (UI) là một phần không kém quan trọng. Mặc dù cả hai đều hướng tới mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng, nhưng UI là một bước hoàn toàn khác trong quy trình.
Trải nghiệm thị giác của người dùng là trọng tâm chính của thiết kế UI. Nó thiết lập cách thức người dùng tương tác với giao diện, dù là trang web, ứng dụng hay trình duyệt thương mại điện tử. Tất cả đều bắt nguồn từ cách các đối tượng sử dụng các điểm tiếp xúc thị giác khác nhau để di chuyển từ điểm A đến điểm B. Hãy tưởng tượng đến việc lướt qua các hình ảnh hoặc nhấn nút.
Kết quả mà thiết kế UI hướng đến là một giao diện không yêu cầu người dùng phải suy nghĩ về nó quá nhiều. Một ứng dụng tốt sẽ để lại ấn tượng cho người dùng về việc dễ thao tác và dễ nhìn của nó. Họ không cần phải mất nhiều thời gian suy nghĩ về cách di chuyển từ điểm A đến điểm B khi lần đầu sử dụng giao diện này.
UX Designers đảm bảo sản phẩm hợp lý và dễ sử dụng, cho phép người dùng di chuyển từ mục này sang mục khác mà không gặp khó khăn. Trong khi đó, UI Designers quan tâm đến việc đảm bảo mỗi trang hoặc màn hình đều được hiển thị bằng đồ họa với quy trình hợp lý mà họ muốn người dùng thực hiện.
Để tạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch cho các sản phẩm, dịch vụ và thủ tục, các UX Designers kết hợp chiến lược, thiết kế, phát triển sản phẩm và nghiên cứu thị trường. Bằng cách thiết lập mối liên kết với khách hàng, họ giúp doanh nghiệp hiểu biết và đáp ứng nhu cầu cũng như kỳ vọng của khách hàng tốt hơn.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của UI designers là xây dựng các yếu tố hình ảnh và chất lượng tương tác giúp điều hướng người dùng qua tất cả các giao diện họ sẽ gặp phải. Họ nghiên cứu người dùng và cơ chế tư duy. Từ đó, họ sử dụng các yếu tố như màu sắc, khoảng cách và mẫu, để hướng dẫn người dùng
Những nhiệm vụ và trách nhiệm thường ngày sau đây là của UX Designers:
Thiết kế: Xác định các lỗi thiết kế, tạo ra các trường hợp sử dụng và đề xuất các cải tiến cho sản phẩm kỹ thuật số để đảm bảo chức năng trên tất cả các trình duyệt và hệ thống.
Kiểm tra sự khả dụng: Thử nghiệm sản phẩm thông qua các phương pháp khác nhau chẳng hạn như thử nghiệm trên mọi URL của một trang web hoặc ứng dụng để phát hiện các lỗi. Họ còn cho người tiêu dùng tương tác với nguyên mẫu để đánh giá khả năng sử dụng và chức năng trước khi ra mắt, thu thập phản hồi quý giá cho phát triển.
Phân tích người dùng và hình thành chiến lược: Nghiên cứu thị trường mục tiêu và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để hiểu nhu cầu và hành vi của người dùng. Nghiên cứu này, thông thường thông qua phỏng vấn và bảng hỏi, giúp xác định khoảng trống thị trường, sau đó sử dụng các phát hiện này để xây dựng kế hoạch tạo nội dung.
Thiết kế nguyên mẫu và bản phác thảo (Wireframe): Tạo ra các thiết kế cơ bản để minh họa tương tác và điều hướng người dùng. Chúng phục vụ như biểu mẫu cho hệ thống hoá thông tin của sản phẩm. Sau đó phát triển nguyên mẫu có chất lượng cao hơn để thử nghiệm và phản hồi, tương tự sản phẩm cuối cùng để xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
UI Designers đảm trách các khía cạnh sau:
Xây dựng và duy trì ngôn ngữ hình ảnh/hướng dẫn thị giác nhằm đảm bảo đồng nhất trên mọi mặt.
Tạo ra toàn bộ màn hình cho người dùng có thể tương tác, lựa chọn các bố cục và hình ảnh góp phần tạo trải nghiệm thân thiện nhất với người dùng.
Thiết kế tương tác cho từng yếu tố giao diện người dùng.
Tạo hiệu ứng chuyển động.
Đảm bảo thiết kế hoạt động tốt trên nhiều kích cỡ màn hình
UX/UI Designers cần sở hữu cả khả năng kỹ thuật lẫn sáng tạo.
Nghiên cứu người dùng: Giúp họ hiểu rõ hơn yêu cầu và ưa thích của đối tượng người dùng mục tiêu.
Thiết kế đồ họa: Họ nên thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa, nắm vững kiến thức về thiết kế và có thể xây dựng các giao diện đầy tính thẩm mỹ.
Tối ưu hóa khả năng đọc: Họ cũng nên biết cách thiết kế các thành phần tương tác như nút bấm, thực đơn, biểu tượng, sắp xếp thông tin để người dùng dễ di chuyển.
Mô hình hóa nguyên mẫu: Khả năng này cũng rất quan trọng để kiểm tra ý tưởng và nhận phản hồi.
Tư duy phản biện: Giúp họ đề xuất giải pháp cho những vấn đề phức tạp.
Đổi mới theo xu hướng: UX/UI Designers cần không ngừng nâng cao kỹ năng, nắm bắt xu hướng mới để duy trì sự cạnh tranh