+$15,000 Bạn đang tìm kiếm cơ hội công việc mới? Hãy để các headhunter giúp bạn Bắt đầu ngay >

100+ Cơ hội giới thiệu job của Danh mục Phân Tích Dữ Liệu

Tuyển dụng việc làm Phân Tích Dữ Liệu lương cao | Aniday

1. Phân tích dữ liệu (Data Analysis) là gì? 

Phân tích dữ liệu là quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, làm sạch, chuyển đổi và cấu trúc hóa dữ liệu nhằm tìm kiếm thông tin liên quan, rút ra kết luận và hỗ trợ việc đưa ra quyết định. Đây là quá trình phức tạp liên quan đến nhiều phương pháp và quy trình phân tích dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, đa dạng từ nhiều nguồn.

Phân tích dữ liệu là công cụ giúp doanh nghiệp dự báo xu hướng, ra quyết định chính xác hơn và hoạt động trơn tru hơn. Đây là nền tảng để hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác.

Doanh nghiệp ngày càng nhận thấy những lợi ích khi sử dụng dữ liệu. Chẳng hạn, hệ thống y tế sử dụng phân tích dữ liệu có thể dự báo nhu cầu y tế tương lai, ngân hàng có thể thiết kế cách giao tiếp khách hàng phù hợp, công ty giải trí có thể phát triển tác phẩm “hit” tiếp theo.

Chuyên gia phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu được xếp hạng là nghề nghiệp tăng trưởng mạnh nhất trong Báo cáo Tương lai Nghề nghiệp Toàn cầu 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ngay sau đó là chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) và dữ liệu lớn (big data).

Phân Tích Dữ Liệu-001

2. Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) là ai?

Trong tổ chức hiện đại, chuyên viên phân tích dữ liệu là vô cùng quan trọng bởi họ hỗ trợ đánh giá công việc và khách hàng mà doanh nghiệp đang phục vụ. Thông qua việc xem xét những yếu tố này đã tác động như thế nào đến doanh thu, họ có thể cung cấp hướng đi cho lãnh đạo về cách vận hành và mở rộng doanh nghiệp.

Chuyên viên phân tích dữ liệu thực hiện các nghiên cứu thống kê trên dữ liệu, thu thập thông tin thông qua khảo sát, phần mềm và các công cụ khác, và phân tích kết quả để định hướng các quyết định kinh doanh quan trọng. Ví dụ, chuyên viên phân tích dữ liệu có thể xem xét nhân khẩu học của người dùng truy cập vào một chiến dịch quảng cáo cụ thể nào đó trên website. Hiệu quả của chiến dịch, việc chiến dịch có đạt được đối tượng định hướng của mình hay không, và việc có nên chi tiền cho loại quảng cáo này tiếp hay không đều có thể xác định dựa trên dữ liệu.

3. Những bước trong quá trình Phân tích dữ liệu là gì? 

Bước 1: Đặt mục tiêu và đề ra câu hỏi

Bước đầu tiên trong phân tích dữ liệu là đặt các mục tiêu rõ ràng và xây dựng các câu hỏi hướng tới mục tiêu đã đề ra. Giai đoạn quan trọng này sẽ dẫn dắt toàn bộ quá trình, đảm bảo sự rành mạch của vấn đề, xác định dữ liệu cần thiết và định nghĩa các chỉ số đánh giá hiệu quả.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu liên quan. Quá trình này liên quan đến nhiều phương pháp khác nhau như khảo sát, phỏng vấn, quan sát hoặc trích xuất từ cơ sở dữ liệu có sẵn. Dữ liệu có thể là số liệu hoặc chất lượng, được thiết kế phù hợp với vấn đề và câu hỏi đặt ra ở bước 1.

Bước 3: Làm sạch dữ liệu

Làm sạch dữ liệu là bước cực kì quan trọng để duy trì tính nhất quán của quá trình phân tích. Giai đoạn này liên quan đến việc xác định và khắc phục lỗi sai sót, không đồng nhất nhằm đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu cho sự nhận định chính xác.

Bước 4: Phân tích dữ liệu

Sau khi làm sạch, dữ liệu sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê hoặc toán học. Công cụ như Python, Excel, SPSS, SAS giúp phát hiện mẫu hay xu hướng trong quá trình này.

Bước 5: Minh hoạ dữ liệu

Sau phân tích, dữ liệu được diễn giải và trình bày dưới dạng biểu đồ hay đồ thị nhằm mang lại sự rõ ràng và dễ hiểu.

Phân Tích Dữ Liệu-002

4. Những kỹ năng và bằng cấp nào cần thiết của một chuyên viên Phân tích dữ liệu?

Những chuyên viên phân tích dữ liệu hiệu quả ngoài khả năng thống kê và định lượng vững chắc, còn nắm giữ:

  • Giỏi trong công cụ và ngôn ngữ phân tích dữ liệu (ví dụ Excel, Python, R, SQL).
  • Giỏi trong công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau và Power BI.
  • Kỹ năng phân tích: biết thu thập, quan sát và phân tích thông tin
  • Khả năng thuyết trình và giao tiếp xuất sắc để truyền đạt những phát hiện phức tạp.
  • Tập trung kỹ lưỡng vào chi tiết và dành trọn tâm huyết cho độ chính xác và chất lượng dữ liệu.
  • Quen thuộc với hệ thống cơ sở dữ liệu và kỹ thuật trích xuất dữ liệu.
  • Khả năng giải quyết vấn đề và tiếp cận dữ liệu chủ động mạnh mẽ.

Ngoài ra, bằng cấp khi tuyển dụng vị trí này cũng luôn được yêu cầu sát sao với: 

  • Bằng cử nhân chuyên ngành liên quan (ví dụ: Thống kê học, Toán học, Khoa học máy tính hoặc Kinh doanh) – Ưu tiên bằng thạc sĩ.
  • Có kinh nghiệm làm việc và thành tích trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu hoặc vị trí công tác liên quan. 

6. Lời khuyên của Aniday dành cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành Phân tích dữ liệu

Những lời khuyên dành các bạn trẻ có hứng thú công việc chuyên viên phân tích dữ liệu trong tương lai:

Là sinh viên ngành phân tích dữ liệu, bạn nên tập trung vào việc nắm chắc các khái niệm thống kê và thành thạo ngôn ngữ lập trình như Python, R. Điều quan trọng là nên “dấn thân” vào các bộ dữ liệu thực sớm để có được trải nghiệm thực tế, đặc biệt chú ý đến các công việc như trực quan hóa dữ liệu, làm sạch và xem xét các tác động đạo đức. Hãy luôn tìm tòi và không ngừng học hỏi, hợp tác với bạn học và nâng cao kỹ năng giao tiếp. Những yếu tố đó tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của bạn trong lĩnh vực này.