Linh kiện bán dẫn điện tử là một phần không thể thiếu của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động,... Việc sản xuất bán dẫn là quá trình sản xuất các bộ phận bán dẫn một cách có hệ thống, trong khi kiểm soát được chi phí và đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm soát nghiêm ngặt. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử - nơi yêu cầu các tiêu chuẩn chặt chẽ và khối lượng đầu ra lớn - một bộ phận sản xuất bán dẫn chuyên biệt là cực kì quan trọng. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhân sự có kỹ năng liên ngành trong các lĩnh vực thiết kế, sản xuất và đóng gói chip.
Đảm bảo việc sản xuất hiệu quả các thiết bị và linh kiện bán dẫn là mục đích của sản xuất bán dẫn. Dưới đây là những mục tiêu chính:
1. Thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật: Là một phần không thể thiếu của các thiết bị điện tử, các linh kiện bán dẫn cần đáp ứng các yêu cầu kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
2. Tối ưu hoá hiệu quả chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ đảm bảo các nguồn cung, bộ phận, và máy móc cần thiết luôn đầy đủ trong quá trình sản xuất.
3. Tối ưu hóa chi phí: Giảm chi phí quá trình sản xuất trong khi duy trì chất lượng sản phẩm.
4. Quản lý năng suất: Kiểm soát và tối ưu hóa năng suất.
5. Phát triển công nghệ: Cập nhật và áp dụng những phát triển trong công nghệ để cải thiện khả năng và quy trình sản xuất bán dẫn.
6. Đặc tính quy trình: Mô tả đặc điểm các quy trình sản xuất để nắm bắt và kiểm soát các phiên bản, đảm bảo chất lượng đầu ra nhất quán.
7. Yếu tố môi trường: Cân nhắc và thực hiện các quy trình thân thiện với môi trường và bền vững trong sản xuất bán dẫn.
8. Mức độ cạnh tranh thị trường: Tạo ra các sản phẩm bán dẫn đi đầu xu hướng và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường có thể giúp bạn duy trì khả năng cạnh tranh so với các đối thủ
Mỗi bước của quá trình cho tới khi ra thành phẩm của ngành công nghiệp bán dẫn đều đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm cụ thể, từ thiết kế IC tầng cao đến sản xuất tầng trung, thử nghiệm và đóng gói ở tầng thấp. Dưới đây là 5 vị trí hàng đầu trong mỗi lĩnh vực, cho thấy bức tranh tuyển dụng đang trở nên vô cùng sôi động trong lĩnh vực này:
Mỗi bước của quá trình cho tới khi ra thành phẩm của ngành công nghiệp bán dẫn đều đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm cụ thể, từ thiết kế IC tầng cao đến sản xuất tầng trung, thử nghiệm và đóng gói ở tầng thấp. Dưới đây là 5 vị trí hàng đầu trong mỗi lĩnh vực, cho thấy bức tranh tuyển dụng đang trở nên vô cùng sôi động trong lĩnh vực này:
1. Digital IC Design Engineer
Yêu cầu những kinh nghiệm liên quan tới thiết kế mạch số và kiến trúc chip, sử dụng phần mềm mã nguồn chỉ định như Verilog và VHDL. Thiết kế MRT, mô phỏng và tổng hợp là các kỹ năng quan trọng. Phần lớn nhu cầu liên quan đến thiết kế SOC, MCU và FPGA.
2. Analog IC Design Engineer
Thiết kế mạch tương tự và hỗn hợp cho tần số vô tuyến, cảm biến, quản lý nguồn và các nhiệm vụ khác. Các yêu cầu phổ biến nhất bao gồm kinh nghiệm với công nghệ quy trình BCD và công cụ Cadence/Synopsys.
3. Software Design Engineer
Với kinh nghiệm được yêu cầu trong việc phát triển trình điều khiển thiết bị, hệ điều hành nhúng, và phần mềm trung gian cho chip. Điều cần thiết nhất với vị trí này là kinh nghiệm với C/C++, hạt nhân RTOS và Linux nhúng. Ngoài ra, có một số công việc có yêu cầu liên quan đến phát triển trình điều khiển cho các ứng dụng AI/ML.
4. Firmware Design Engineer
Yêu cầu kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm điều khiển cấp thấp cho MCU, SOC sử dụng C/C++. Đặc biệt, kinh nghiệm tương tác với bộ phận phần cứng ngoại vi, tính năng bảo mật nhúng, giao thức đều rất cần nguồn nhân lực.
5. Electronics Engineer
Hỗ trợ đội ngũ thiết kế chip bằng cách mô phỏng mạch, mô hình hóa thiết bị. Yêu cầu thành thạo công cụ EDA, kinh nghiệm, kiến thức về vật lý bán dẫn, mạch kỹ thuật số/analog.
1. Semiconductor Engineer
Có kinh nghiệm trong việc liên hệ với nhà máy sản xuất về phát triển công nghệ, đặc tính quá trình, quản lý năng suất. Việc có kiến thức về quy trình CMOS bộ nhớ/lôgic, khắc tia, hấp, v.v. là cực kì quan trọng.
2. Firmware Design Engineer
Có kinh nghiệm trong việc thu thập dữ liệu, lập trình phương thức và phát triển phần mềm điều khiển thiết bị giao tiếp. Giao thức thiết bị bán dẫn, hệ thống PLC/SCADA và C/C++ là những kỹ năng được tìm kiếm phổ biến.
3. Nhân viên vận hành/đóng gói
Có kinh nghiệm trong việc sử dụng, vận hành công cụ khắc tia, hấp, và đóng gói chip. Chứng chỉ chất lượng và an toàn quốc tế sẽ là một lợi thế lớn khi tìm việc.
4. Software Design Engineer
Kinh nghiệm trong lập trình phần mềm, phát hiện lỗi, và bảo trì dự đoán là cần thiết. Python, C++, cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu bán dẫn là những kỹ năng phải có đối với vị trí này.
5. Semiconductor Equipment Engineer
Yêu cầu kinh nghiệm: Vận hành, bảo trì, khắc phục sự cố cho thiết bị khắc, lò hấp, dán. Nhà tuyển dụng săn đón nhất những ứng viên có kinh nghiệm lắp đặt, hay chứng nhận thiết bị từ các hãng như Applied Materials hay Lam Research.
1. Nhân viên vận hành/đóng gói
Có kinh nghiệm trong lắp ráp, kiểm tra và thử nghiệm chip đóng gói bằng dây chuyền thiết bị tự động, bán tự động là một yêu cầu quan trọng. Bên cạnh đó, có kinh nghiệm lắp ráp khung dẫn, hàn die hoặc hàn dây sẽ là một lợi thế khi ứng tuyển.
2. Firmware Design Engineer
Phát triển phần mềm điều khiển cấp thấp cho thiết bị xử lý, thử nghiệm và nung. Kinh nghiệm với bộ thử nghiệm và phần mềm thiết bị thử nghiệm là rất quan trọng.
3. Software Design Engineer
Lập trình bộ thử nghiệm, thuật toán phân loại và bảng điều khiển phân tích dữ liệu để theo dõi hiệu suất dây chuyền là những yêu cầu kinh nghiệm đối với vị trí này. Cần có kiến thức về Java, C++ và cơ sở dữ liệu.
4. Domestic Sales Representative
Liên hệ với khách hàng nội địa trong các lĩnh vực điện tử tiêu dùng, kinh doanh và chăm sóc sức khỏe. Kinh nghiệm cần thiết tối thiểu cho vị trí này là kỹ năng phát triển kinh doanh và quản lý khách hàng.
5. Production Technology/Process Engineer
Yêu cầu các kinh nghiệm liên quan đến sáng kiến nâng cao năng suất, chuyển giao công nghệ và duy trì quy trình sản xuất. Một lợi thế quan trọng trong quá trình ứng tuyển là kinh nghiệm trong lĩnh vực bán dẫn và sản xuất thiết bị.