#3 tips đơn giản khiến phòng tuyển dụng “bất biến giữa dòng đời vạn biến”

Nếu team tuyển dụng của công ty bạn đang gặp khó khăn trong thời điểm hiện tại, thì đó là chuyện hết sức bình thường. Chỉ mới một năm trước thôi, các nhà tuyển dụng luôn phải đau đầu vì phải tăng chất lượng của ứng viên mỗi ngày, đến nỗi không có thời gian nghỉ trưa, nhưng giờ đây, việc tuyển dụng đang chậm lại một cách đáng sợ, thậm chí nhiều nhân viên tuyển dụng phải bỏ việc.

Trong một thế giới đầy biến động như hiện nay, việc biết được xu hướng tuyển dụng nào sẽ phát triển, xu hướng nào đang đi xuống là một việc khá phức tạp. “Người lao động sẽ cảm thấy như mình đang trong một lồng giặt, vì cứ liên tục bị quay vòng vòng mà không được báo trước”- bà Jennifer Shappley- Trưởng phòng tuyển dụng quốc tế của LinkedIn- nhận định.

Dù thị trường tuyển dụng đang gặp nhiều khó khăn, thế nhưng nhận định trong báo cáo “Tuyển dụng năm 2023” rằng: “vẫn sẽ có nhiều nhà tuyển dụng tìm được nhân tài một cách dễ dàng” là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. Đơn cử như team tuyển dụng của bà Jennifer vừa nêu, vào đầu năm nay, dù việc tuyển dụng tại LinkedIn nhìn chung đều bị chậm lại, thì team của bà vẫn có những thành tích ấn tượng.

Ngoài sự cố gắng của trưởng phòng là bà Jennifer, thì đội ngũ lãnh đạo của LinkedIn cũng đã và đang nỗ lực rất nhiều để đảm bảo rằng, toàn bộ nhân viên của công ty đều đang cảm thấy được tôn trọng, điều đó sẽ giúp họ tập trung hoàn toàn vào công việc của mình.

Và đây là 3 tips đơn giản để duy trì sự ổn định này:

1. Lập kế hoạch cho những khả năng có thể xảy ra

Khi phải liên tục phản ứng với những thay đổi bất chợt của thị trường việc làm, điều quan trọng nhất là phải giữ được sự bình tĩnh để lên kế hoạch cho những trường hợp nhất định. Theo bà Jennifer: “Để nói về lo lắng cho tương lai, lo lắng rồi lên kế hoạch đối phó…thì nhiều vô số kể, do đó, chúng tôi quyết định là chỉ tập trung vào hai hoặc ba trường hợp có thể xảy ra ở mức độ cao và vạch ra kế hoạch đối phó một cách cụ thể cho từng trường hợp đó.” 

Team của bà sẽ tập trung vào hai khả năng, một là LinkedIn quay lại với phương pháp tuyển dụng với số lượng nhiều trong thời gian gấp rút, hai là việc tuyển dụng bị chậm lại đáng kể so với trước kia.

Ngay sau đó, trong team sẽ tiếp tục chia làm 2 team nhỏ để tập trung vào từng trường hợp, mỗi team nhỏ đó sẽ liệt kê một danh sách câu hỏi mà họ muốn hỏi về từng tương lai có thể xảy ra, đồng thời ghi chú những gì họ ghi nhận được ở hiện tại và những gì họ đã thấy trong các đợt tuyển dụng trước đây. Sau đó, họ sẽ vận dụng kỹ năng và kinh nghiệm của mình để lên kế hoạch cho từng trường hợp. 

Theo bà Jennifer, mục đích của việc này là để “tạo ra một cuốn cẩm nang hướng dẫn cụ thể cho từng kịch bản tuyển dụng nhất định, để khi nhu cầu tuyển dụng thay đổi, các nhân viên trong team tuyển dụng sẽ có tài liệu để tham khảo.”

Mặc dù lên kịch bản cho từng trường hợp là điều hoàn toàn nên làm, tuy nhiên, đôi khi điều đó lại là một gánh nặng cho các nhân viên không ưa thử thách, theo khảo sát, nhiều nhân viên thích làm theo những kế hoạch có sẵn chứ không thích đối phó với thử thách hay lên kịch bản cho bất kỳ thay đổi nào.

2. Cập nhật thông tin kịp thời và thường xuyên 

Bên cạnh việc lên kịch bản cho những khó khăn sắp tới, các nhà lãnh đạo trong phòng tuyển dụng của LinkedIn cũng thường xuyên giao tiếp với nhau để nắm được thông tin cũng như các khó khăn của các thành viên trong team để dễ dàng tháo gỡ. Theo bà Jennifer, khi nhận ra trong team có gì đó không ổn, bà và các cộng sự sẽ cùng ngồi lại trao đổi một cách cởi mở nhất về những khó khăn, từ đó tìm ra hướng giải quyết, bí quyết là phải thành thật, không được “giấu dốt”, không được né tránh những vấn đề nan giải hay câu hỏi hóc búa.

Từ đó, mọi người trong team sẽ cảm thấy gắn kết hơn, cũng như cảm thấy được tôn trọng hơn, vì họ cùng được biết những khó khăn sắp tới và hướng giải quyết cụ thể.

Theo một nghiên cứu mới nhất của đại học Stanford, cách xử lý vấn đề này là vô cùng hiệu quả, nhân viên sẽ thích những người quản lý của mình giao tiếp nhiều hơn, ngay cả khi họ bị quá tải bởi lượng thông tin đưa ra quá nhiều, nhưng họ sẽ cảm thấy được quan tâm. Nếu giữa nhân viên và quản lý ít giao tiếp với nhau, điều đó sẽ dần tạo ra sự xa cách.

3. Xác định được các nhiệm vụ trọng tâm 

Và điều cuối cùng mà team tuyển dụng của Jennifer đã làm là xác định được những mục tiêu/ nhiệm vụ quan trọng nhất. Cụ thể, họ đã chọn tập trung vào sự đa dạng, khả năng vận hành xuất sắc và kinh nghiệm tuyển dụng — những lĩnh vực mà LinkedIn đã và đang làm tốt nhưng công ty vẫn còn muốn tiếp tục xoáy sâu hơn nữa. 

Theo đó, ban lãnh đạo team tuyển dụng của bà Jennifer đã trao đổi trực tiếp với nhân viên về các nhiệm vụ trọng tâm này, và được nhân viên phản hồi rất nhiệt tình. Đến nay, đã có hơn 300 nhân viên tỏ ý quan tâm đến các dự án mà bà đặt ra, từ đó mà nhiều dự án đạt được thành công ngoài mong đợi.

Bằng cách liệt kê ra những nhiệm vụ quan trọng nhất, đội ngũ lãnh đạo đã giúp nhân viên của họ tập trung toàn lực vào những gì cần làm trước tiên, từ đó mang lại hiệu quả công việc cao. 

Kết

3 tips này không những giúp nhân viên và quản lý thêm tập trung và gắn kết, mà còn đặt nền móng cho kế hoạch tuyển dụng trong tương lai. Cũng theo bà Jennifer: “Những điều này đang giúp xây dựng nền tảng để kế hoạch tuyển dụng của chúng tôi trở nên có chiến lược và hiệu quả hơn trong tương lai.”