# 4 mẹo để xây dựng cuộc trò chuyện hấp dẫn có sức thu hút ứng viên giỏi
Một cuộc phỏng vấn thành công sẽ tiết lộ những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên đồng thời tạo sự quan tâm của họ đối với công ty của bạn. Và một cuộc phỏng vấn hiệu quả cũng đòi hỏi nhiều hơn một danh sách các câu hỏi đơn thuần, nó đòi hỏi người phỏng vấn có kỹ năng dẫn dắt cuộc trò chuyện tốt.
Michael Norton, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard cùng với đồng nghiệp, Alison Wood Brooks, đã sử dụng các thuật toán phức tạp để phân tích hàng nghìn cuộc trò chuyện hàng ngày — từ các phiên điều trần tạm tha đến các buổi hẹn hò tốc độ đến tán gẫu trong quán cà phê — để tìm ra điều gì hiệu quả và điều gì không.
Lĩnh vực nghiên cứu mới đang khiến một số chuyên gia kinh doanh phải xem xét lại cách tiếp cận của họ đối với các tương tác xã hội cơ bản nhất của chúng ta. Suy nghĩ cho rằng nếu bạn có thể sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa cuộc trò chuyện, có thể là cuộc gọi bán hàng hoặc sàng lọc ứng viên, thì bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được kết quả tích cực. Và ngày nay, các công ty đang khao khát những kết quả tích cực .
Với tỷ lệ chấp nhận đề nghị công việc trong nhiều ngành đã giảm đáng kể, đây là thời điểm tốt nhất để cải thiện kỹ năng nói chuyện của nhà tuyển dụng. Dưới đây là bốn mẹo để có cuộc trò chuyện tốt hơn với các ứng viên hàng đầu của bạn:
1. Lắng nghe nhiều hơn
Bạn không cần phải là một nhà khoa học xã hội để biết rằng lắng nghe tích cực là nền tảng của một cuộc trò chuyện tốt. Những người lắng nghe tuyệt vời có thể khiến ứng viên cảm thấy thoải mái, tự tin và có cảm giác được hỗ trợ.
Nhưng bạn nên nghe bao nhiêu là hợp lý? Gong, một công ty phần mềm ở Palo Alto tập trung vào tương tác với khách hàng, đã thu thập dữ liệu từ 2 triệu cuộc gọi bán hàng và biết được rằng những người làm việc hiệu quả nhất có tỷ lệ nói chuyện với nghe là 46:54.
Tất nhiên, bạn có thể tranh luận rằng các nhà tuyển dụng không nên đưa ra những lời rao bán hàng? Ngày nay, các công ty cần phải dốc toàn lực để thu hút các ứng viên. Và những ứng viên thụ động, những người không tích cực tìm kiếm, có thể đặc biệt khó thuyết phục.
Lou Adler, một nhà tuyển dụng kỳ cựu, cho biết: “Hầu hết các ứng viên thụ động sẵn sàng thảo luận về những bước chuyển nghề nghiệp tiềm năng. Bên cạnh việc đưa ra một danh sách những cách thức mà công ty của bạn có thể thúc đẩy sự nghiệp của ứng viên trở nên hấp dẫn như thế nào, thì việc chậm lại và cho ứng viên biết rằng họ đang được lắng nghe và đánh giá cao cũng quan trọng không kém.”
2. Đặt câu hỏi follow up
Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng những người lắng nghe giỏi giống như miếng bọt biển, tiếp thu một cách thụ động mọi điều người khác nói. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng những người biết cách lắng nghe giống như những tấm bạt lò xo hơn, Harvard Business Review cho biết: “Họ là người mà bạn có thể chia sẻ ý tưởng, và thay vì tiếp thu ý tưởng và năng lượng của bạn, họ khuếch đại, tiếp thêm sinh lực và làm rõ suy nghĩ của bạn.”
Một cách để giữ cho cuộc trò chuyện luôn sôi nổi là hỏi nhiều câu hỏi nối tiếp theo. Chúng báo hiệu cho người nói rằng bạn quan tâm đến những gì họ đang nói và không chỉ chờ đợi đến lượt bạn nói. Họ cũng có khả năng định hướng cuộc trò chuyện sang một hướng mới, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về ứng viên mà bạn có thể không thu thập được bằng cách khác.
Ngoài ra, các câu hỏi nối tiếp theo không cần sự chuẩn bị nhiều. Nếu bạn là một nhà tuyển dụng tích cực dành nhiều thời gian nói chuyện với các ứng viên, thì điều đó sẽ đến một cách tự nhiên khi bạn để tâm lắng nghe họ.
3. Đặt câu hỏi mở
Các câu hỏi có và không có thể là xu thế trong phòng xử án nhưng chúng là sát thủ đối thoại ở nơi làm việc. John Stewart, tác giả của U&Me: Communicating in Moments That Matter, cho biết: “Những thính giả tuyệt vời có xu hướng tò mò vô độ. Cách tốt nhất để rèn luyện trí tò mò đó: Hỏi nhiều câu hỏi mở hơn.
Trao đổi với Scientific American, John nói rằng một cách dễ dàng là cấu trúc các câu hỏi của bạn xung quanh cụm từ “hãy nói thêm về” Ví dụ: “Bạn có thể nói thêm một chút về cảm giác của bạn không?” hoặc “Bạn có thể nói thêm về điều đó để giúp tôi hiểu không?”
Các câu hỏi mở cũng cho bạn cơ hội lớn hơn để tiếp cận ứng viên: động lực, hy vọng, mối quan tâm, chiến lược giải quyết vấn đề, v.v. Hãy hỏi đủ các câu hỏi đó và bạn sẽ có bức tranh toàn cảnh hơn về kiểu nhân viên mà mình đang tuyển dụng .
4. Có khiếu hài hước
Theo các nhà khoa học về hành vi, một trong những đặc điểm cốt lõi của khả năng giao tiếp xuất sắc là khả năng sử dụng sự hài hước một cách hiệu quả. Kể một câu chuyện cười hay có thể khiến một người có vẻ đáng yêu hơn, tự tin hơn, thậm chí có năng lực hơn. Tuy nhiên nó cũng sẽ gây ra những tác hại nếu bjn không sử dụng hợp lý.
Hãy biết đặt ranh giới, Alison Wood Brooks nói. Trong một nghiên cứu thử nghiệm, Alison và các đồng nghiệp của cô phát hiện ra rằng những người kể những câu chuyện cười không phù hợp được coi là có địa vị thấp hơn và kém năng lực hơn, ngay cả khi trò đùa đó hài hước. Tuy nhiên, một trò đùa không vui nhưng phù hợp không gây hại cho người kể chuyện cười và trong một số trường hợp đã nâng cao địa vị của họ.
Sau đó tránh xa những trò đùa. Trừ khi bạn có kỹ năng nói chuyện tốt, nếu không cuộc trì chuyện có thể trở nên vụng về và lúng túng, trong khi một câu chuyện đời thực hài hước và phù hợp với cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Cuối cùng, mục tiêu là tạo mối liên hệ với người tìm việc chứ không phải cho họ thấy bạn thông minh như thế nào.
(Theo LinkedIn)