10 điều lưu ý khi tuyển dụng tại Việt Nam
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với nền văn hoá và lịch sử phong phú, giờ đây còn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Vì thế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhắm đến thị trường màu mỡ này để mở rộng kinh doanh. Trước khi bắt đầu tiến vào thị trường và tuyển dụng lao động Việt, một vài điều quan trọng cần bạn cân nhắc.
Dưới đây là 10 điểm lưu ý khi tuyển dụng tại Việt Nam. Dù bạn tuyển nhân sự trong nước hay làm việc từ xa, bài viết này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết để hoạch định chiến lược tuyển dụng tại đây:
1. Tuân thủ các khoản chi phí bắt buộc của nhà tuyển dụng
Khi sử dụng lao động tại Việt Nam, bạn cần lưu ý chi phí bắt buộc cho nhà tuyển dụng là 23,5% trên mức lương của nhân viên. Điều quan trọng là mức lương tháng tối đa được tính để đóng BHXH, BHYT, và phí công đoàn là 36,000,000 VND, trong đó:
- Bảo hiểm xã hội - 17%
- Bảo hiểm y tế - 3%
- Bảo hiểm tai nạn - 0.5%
- Phí công đoàn - 2%
- Bảo hiểm thất nghiệp - 1%
2. Các nội dung quan trọng cần có trong hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động tại Việt Nam nên được viết bằng Tiếng Việt, phải được lập bằng văn bản và được hai bên ký kết. Bản hợp đồng hợp pháp tại Việt Nam cần bao gồm những yếu tố sau:
- Tên
- Ngày bắt đầu hợp đồng
- Thời hạn hợp đồng
- Mô tả công việc
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng
3. Giấy tờ cần thiết để làm việc tại Việt Nam
- Số Bảo hiểm Xã hội
- Thẻ Căn cước Công dân
- Sao kê ngân hàng
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân do Chính phủ cấp
- Giấy chứng đủ điều kiện lao động (đối với lao động nước ngoài)
Ở Việt Nam, quy trình hướng dẫn người mới (on-board) thường kéo dài 3 ngày làm việc, trong khoảng thời gian này, nhân viên sẽ được đăng ký với cơ quan thuế và tham gia hệ thống an sinh xã hội.
4. Chế độ phúc lợi bắt buộc cho người lao động tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quyền lợi bắt buộc của người lao động gồm:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm tai nạn lao động
- Bảo hiểm y tế cộng đồng
- Bảo hiểm hưu trí
- Bảo hiểm y tế tư nhân (tuỳ chọn)
5. Các ngày nghỉ phép và lễ tết
Cả nhân viên toàn thời gian và bán thời gian tại Việt Nam đều có quyền nhận 12 ngày nghỉ phép có lương mỗi năm. Ngày nghỉ phép được tính theo tháng, với mỗi tháng làm việc, nhân viên sẽ được một ngày nghỉ phép. Hơn nữa, cứ mỗi 5 năm công tác tại doanh nghiệp, nhân viên được hưởng thêm 1 ngày nghỉ phép.
Tại Việt Nam, có 6 dịp lễ lớn, tổng cộng 11 ngày nghỉ trong năm. Bên cạnh đó, nhân viên có thêm các ngày lễ theo khu vực trên địa bàn công tác.
Các dịp lễ lớn tại Việt Nam gồm:
Tết Dương lịch |
1 ngày |
Giỗ tổ Hùng Vương |
1 ngày |
Quốc tế Lao động |
1 ngày |
Tết Nguyên Đán |
5 ngày |
Giải phóng Miền Nam (30/4) |
1 ngày |
Quốc Khánh |
2 ngày |
6. Yêu cầu về mức lương tối thiểu
Mức lương tháng tối thiểu tại Việt Nam sẽ dao động tuỳ theo khu vực mà nhân viên sinh sống và làm việc:
- Vùng I - 4,680,000 VND
- Vùng II - 4,160,000 VND
- Vùng III - 3,640,000 VND
- Vùng IV - 3,250,000 VND
7. Quy định và Lương làm thêm giờ
Đối với cả nhân viên làm việc tại văn phòng hay từ xa tại Việt Nam, nhà tuyển dụng bắt buộc phải trả lương tăng ca cho nhân viên. Lương này được tính khi người lao động làm việc ngoài số giờ tiêu chuẩn (8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần). Tuần làm việc tiêu chuẩn tại Việt Nam thường từ thứ 2 đến thứ 6. Nhân viên không được phép làm việc quá 12 tiếng 1 ngày, bao gồm giờ làm việc chính thức và tăng ca. Với mỗi giờ làm thêm, nhân viên sẽ được trả:
- Ngày thường - 150% mức lương theo giờ
- Ngày nghỉ hàng tuần - 200% mức lương theo giờ
- Lễ, Tết - 300% mức lương theo giờ
8. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam tuân theo hệ thống thuế suất cấp bậc, từ 5% đến 35%. Thuế suất áp dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như tình trạng hộ gia đình và số con.
- Đến 60,000,000 VND - 5%
- Đến 120,000,000 VND - 10%
- Đến 216,000,000 VND - 15%
- Đến 384,000,000 VND - 24%
- Đến 624,000,000 VND - 25%
- Đến 960,000,000 VND - 30%
- Trên 960,000,000 VND - 35%
9. Chính sách nghỉ phép tại Việt Nam
Nghỉ thai sản
Nhân viên mang thai đã đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 3 tháng sẽ được nghỉ 6 tháng có lương. Họ có thể chọn nghỉ 2 tuần trước khi sinh. Trong thời gian nghỉ, nhân viên được hưởng 100% lương trung bình, được tính dựa trên mức đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước. Trách nhiệm chi trả mức lương này thuộc về cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Nghỉ phép nuôi con
Lao động nam đã đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 3 tháng được cấp 5 ngày nghỉ có lương khi vợ mới sinh con. Trong thời gian nghỉ, nhân viên được hưởng 100% mức lương và trách nhiệm chi trả số tiền này thuộc về cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Nghỉ ốm
Ở Việt Nam, nhân viên được nghỉ ốm có lương tối đa 30 ngày. Trong thời gian nghỉ, nhân viên sẽ được hưởng 75% mức lương, được chi trả bởi cơ quan Bảo hiểm Xã hội. Thời gian nghỉ ốm có thể kéo dài tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của nhân viên, nhưng việc kéo dài này sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể.
10. Quy trình chấm dứt hợp đồng với nhân viên
Việc chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam khá phức tạp. Ngoài giai đoạn thử việc, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhân viên khi không có lý do chính đáng, bởi Việt Nam không áp dụng nguyên tắc tuỳ ý chấm dứt hợp đồng. Các phương thức hợp đồng được chấm dứt hợp pháp bao gồm:
-
Người lao động tự nguyện
-
Thoả thuận đôi bên
-
Nhà tuyển dụng có quyền đơn phương chấm dứt khi:
-
Giai đoạn thử việc
-
Lý do khách quan
-
Kỷ luật sa thải
-
Không đủ năng lực thực hiện công việc
-
-
Hết hạn hợp đồng
Trợ cấp thôi việc
Tại Việt Nam, nhân viên đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc là cá nhân đã làm việc trên 1 năm và bị chấm dứt hợp đồng, trừ các trường hợp chấm dứt do các hành vi trái pháp luật như ăn cắp, tham ô, tiết lộ bí mật kinh doanh, hoặc gây thiệt hại đáng kể đến tài sản và quyền lợi của công ty.
Ngoài ra, nhân viên sau bị chuyển công tác vì lý do kỷ luật mà vẫn lặp lại hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong thời gian kỷ luật, thì sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc. Trợ cấp thôi việc bằng nửa tháng lương cho mỗi năm công tác. Đặc biệt, luật pháp Việt Nam không quy định mức tối thiểu của trợ cấp thôi việc.
Tuân thủ thời hạn thông báo nghỉ việc
Thời hạn thông báo nghỉ việc tối thiểu ở Việt Nam là 3 ngày, hoặc có thể giãn hơn tuỳ thuộc vào các điều khoản cụ thể nêu rõ trong hợp đồng lao động.
Loại hợp đồng: |
Thời hạn thông báo: |
Hợp đồng vô thời hạn |
45 ngày |
Hợp đồng có thời hạn 12-36 tháng |
30 ngày |
Hợp đồng có thời hạn 12 tháng |
3 ngày làm việc |