Tuyển dụng việc làm Customer Service lương cao | Aniday
1. Customer Service là gì?
Customer Service (Dịch vụ khách hàng) là một bộ phận của doanh nghiệp cung cấp, hỗ trợ khách hàng cả trước và sau khi mua hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng và cho họ một trải nghiệm người dùng tốt nhất. Đây là bộ phận phục vụ cái mà khách hàng mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.
Ngày nay, khi mức sống con người tăng cao, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng trở nên khắt khe hơn, dịch vụ khách hàng càng trở nên cần thiết, đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng. Customer Service ngày nay vượt xa rất nhiều so với việc chỉ sử dụng các tổng đài điện thoại truyền thống. Ngoài tổng đài điện thoại ra, bạn có thể tương tác với khách hàng bằng tin nhắn, email, mạng xã hội. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp ngày nay còn cài đặt hệ thống trả lời tự động, nhờ đó mà khách hàng có thể được hỗ trợ bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, hệ thống nhà hàng, khách sạn đang không ngừng được mở ra, đơn vị nào cũng muốn thu hút, giữ chân khách hàng và chăm sóc khách hàng là yếu tố để xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
2. Vai trò và trách nhiệm của Customer Service
Một nhân viên dịch vụ có vai trò là cầu nối, là người đại diện của công ty để tiếp xúc với khách hàng, vậy nên công việc và trách nhiệm của họ sẽ xoay quanh việc tối ưu hóa những trải nghiệm của khách hàng, bao gồm:
- Thực hiện chăm sóc khách hàng gián tiếp và trực tiếp.
- Giải đáp thắc mắc và giải quyết những yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm theo dõi đơn hàng từ những khách hàng hiện tại và khách lẻ, tiếp nhận và xử lí đơn hàng của những khách hàng mới.
- Tư vấn thuyết phục khách về những sản phẩm của công ty để có thêm đơn hàng.
- Cung cấp cho khách hàng những thông tin về chương trình khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng của công ty
- Phối hợp với bộ phận Kiểm tra chất lượng để phân tích và làm rõ nguyên nhân của sản phẩm bị lỗi nhằm đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp đối với khách hàng.
- Báo cáo và đề xuất kế hoạch chăm sóc khách hàng bao gồm chiến lược giá và dịch vụ.
- Xây dựng giá bán cho hàng tiêu chuẩn của Công ty và hàng theo yêu cầu của Khách.
- Phối hợp các bộ phận khác (Phòng Mua hàng, Phòng Kế hoạch, Nhà máy, Bộ phận Truyền Thông…) để đáp ứng đơn hàng đúng thời hạn.
- Hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong những dự án mới và tham gia các công việc nội bộ khác khi cần.
3. Kỹ năng cần có của một Customer Service
Việc luyện tập và cải thiện không ngừng các kỹ năng cần thiết là một điều bắt buộc, sau đây là những kỹ năng mà một nhân sự Customer Service tốt phải có:
- Làm việc theo nhóm: Công việc dịch vụ khách hàng không phải là một công việc cá nhân và độc lập. Đây là công việc mà bạn phải ở trong môi trường làm việc nhóm. Chia sẻ với nhau những trường hợp, kinh nghiệm để cùng nâng cao dịch vụ tới khách hàng. Vậy nên kỹ năng làm việc theo nhóm là không thể thiếu.
- Lắng nghe và chia sẻ: Để khách hàng cảm thấy thoải mái và trải nghiệm tốt nhất trong và sau khi mua hàng thì kỹ năng lắng nghe và chia sẻ của nhân viên dịch vụ khách hàng là quan trọng nhất.
- Thấu hiểu và đồng cảm: Thân thiện và đồng cảm để tạo ấn tượng tốt nhất cho khách hàng. Cho họ cảm giác tích cực và vui vẻ khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Có kiến thức sâu về sản phẩm: Bất kỳ nhân viên Customer Service nào cũng cần có một kiến thức nền chuẩn và đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Điều này sẽ giúp bạn tư vấn đầy đủ chính xác và nhanh chóng nhất cho khách hàng. Khiến khách hàng tin tưởng và yên tâm.
- Cải thiện quy trình: Bất kỳ quy trình nào cũng tồn tại những hạn chế và những mặt chưa tối ưu, nhất là quy trình tiếp xúc giữa người với người, giữa doanh nghiệp với khách hàng. Vậy nên một nhân viên Customer Service cũng cần có kỹ năng phân tích, xác định quy trình và đề xuất các phương án cải thiện phù hợp
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của Customer Service
- Vị trí địa lý: Chi phí sinh hoạt và nhu cầu về dịch vụ khách hàng ở khu vực ảnh hưởng đáng kể đến mức lương. Các công việc ở các trung tâm đô thị thường trả lương cao hơn so với các khu vực nông thôn.
- Lĩnh vực hoạt động: Ngành mà bạn làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến thu nhập của bạn. Ví dụ, một quản lý dịch vụ khách hàng trong ngành công nghệ có thể kiếm được nhiều hơn so với một người trong ngành bán lẻ.
- Kinh nghiệm: Các vị trí mới vào nghề thường có mức lương thấp hơn, trong khi những chuyên gia có kinh nghiệm có thể yêu cầu mức lương cao hơn.
- Bằng cấp: Một số công việc trong dịch vụ khách hàng có thể yêu cầu các chứng chỉ hoặc trình độ giáo dục cụ thể, điều này có thể tăng tiềm năng thu nhập của bạn.
- Quy mô công ty: Các công ty lớn thường cung cấp mức lương cao hơn và cơ hội thăng tiến lớn hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.
- Chức vụ: Các vị trí quản lý và chuyên môn thường trả lương cao hơn so với các vị trí mới vào nghề.